Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2,2 triệu người học nghề

Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các ngành nghề đang được đào tạo hiện đa dạng và bao phủ trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng được nhu cầu.

Sinh viên Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

Ngày 25/11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức khai mạc vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Startup Kite 2022 tại TP.HCM. 

Đây là sân chơi khởi nghiệp lớn nhất cả nước dành riêng cho học sinh, sinh viên theo học hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gồm các trường cao đẳng, trung cấp.

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Đỗ Năng Khánh - phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - thông tin Việt Nam đang có tổng cộng 1.900 trường nghề trên khắp các tỉnh thành.

Theo thống kê, hiện mỗi năm các trường nghề trên cả nước đào tạo khoảng 2,2 triệu người. Hệ thống ngành nghề các trường đang triển khai bao phủ được nhu cầu của xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Khánh phân tích thêm trong tổng số 2,2 triệu học viên giáo dục nghề nghiệp, khoảng 600.000 học sinh, sinh viên đang học ở hai hệ cao đẳng và trung cấp.

Chiếm tỉ lệ lớn hơn trong hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp là sơ cấp và các trình độ khác, khoảng 1,6 triệu người theo học mỗi năm.

Phó Tổng cục trưởng Đỗ Năng Khánh cho rằng cùng với sự phát triển về số lượng, sinh viên trường nghề hiện được đánh giá năng động, giàu tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Điển hình trong những năm được tổ chức trước đây, cuộc thi Startup Kite ghi nhận hàng ngàn ý tưởng từ sinh viên trường nghề mọi vùng miền, sau đó nhiều dự án đã được chuyển giao trên thị trường.

Ông Khánh cho biết Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ tiếp tục triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy các hoạt động theo tinh thần đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025".

"Tôi mong muốn có sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp để có thể hỗ trợ được những ý tưởng khả thi của sinh viên", ông Khánh nói.

Sinh viên trình bày dự án quản lý rau thủy canh bằng điện thoại thông minh.

Vòng chung kết cuộc thi Startup Kite năm 2022 diễn ra tại TP.HCM trong hai ngày 25 và 27/11. Năm nay, cuộc thi thu hút hơn 1.500 dự án của sinh viên cả nước tham dự.

Nhiều ý tưởng thu hút được các doanh nhân chú ý như hệ thống quản lý rau thủy canh bằng điện thoại thông minh, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ bằng vỏ xác tàu hư hỏng…

TS Phạm Hữu Lộc - hiệu trưởng Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM - đánh giá những hoạt động khởi nghiệp không chỉ giúp sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo mà còn học được cách làm việc và triển khai một dự án kinh doanh như ngoài đời thật. Qua đó, sinh viên sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.