Nâng cao tính độc bản cho sản phẩm làng nghề Hà Nội

Để sản phẩm làng nghề phát triển và vươn xa hơn nữa, bên cạnh việc nâng cao chất lượng cần quan tâm đến yếu tố độc bản, sáng tạo trong mẫu mã để tạo dấu ấn riêng biệt trong sản phẩm thủ công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, là người Việt Nam đầu tiên dệt vải từ tơ sen. Từ tình yêu đặc biệt với loại hoa này, bà Thuận đã tự bỏ tiền túi mua ruộng để trồng sen, tìm cách lấy tơ. Thiếu kinh nghiệm do ở Việt Nam chưa từng có ai làm, nên có những lúc bà không khỏi nản chí, đặc biệt khi nhiều người xung quanh nói rằng: dệt vải từ tơ sen, là điều không thể. Nhưng với lòng kiên trì, bà Thuận đã tìm ra cách lấy tơ từ những cuống sen bỏ đi

Nhiều làng nghề hiện nay do khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên đã thay đổi hướng đi, sản xuất những sản phẩm đại trà mang tính ứng dụng cao, để giảm giá thành. Tuy nhiên, cách làm đó vô tình lại làm mất đi bản sắc riêng có - điều thu hút những khách hàng trong nước và quốc tế yêu thích và tìm đến những sản phẩm thủ công 

Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển sản phẩm làng nghề, trong đó tạo dấu ấn với khách hàng bằng chính chất lượng và mẫu mã độc đáo của sản phẩm, là yếu tố rất quan trọng. Có như vậy mới nâng cao giá trị sản phẩm, thu hút thể hệ trẻ tiếp nối nghề truyền thống, sống với nghề, để những sản phẩm làng nghề không bị mai một, cạnh tranh được với những sản phẩm nước ngoài tại Việt Nam, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.