Nâng cao tính độc bản cho sản phẩm làng nghề Hà Nội

Để sản phẩm làng nghề phát triển và vươn xa hơn nữa, bên cạnh việc nâng cao chất lượng cần quan tâm đến yếu tố độc bản, sáng tạo trong mẫu mã để tạo dấu ấn riêng biệt trong sản phẩm thủ công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, là người Việt Nam đầu tiên dệt vải từ tơ sen. Từ tình yêu đặc biệt với loại hoa này, bà Thuận đã tự bỏ tiền túi mua ruộng để trồng sen, tìm cách lấy tơ. Thiếu kinh nghiệm do ở Việt Nam chưa từng có ai làm, nên có những lúc bà không khỏi nản chí, đặc biệt khi nhiều người xung quanh nói rằng: dệt vải từ tơ sen, là điều không thể. Nhưng với lòng kiên trì, bà Thuận đã tìm ra cách lấy tơ từ những cuống sen bỏ đi

Nhiều làng nghề hiện nay do khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên đã thay đổi hướng đi, sản xuất những sản phẩm đại trà mang tính ứng dụng cao, để giảm giá thành. Tuy nhiên, cách làm đó vô tình lại làm mất đi bản sắc riêng có - điều thu hút những khách hàng trong nước và quốc tế yêu thích và tìm đến những sản phẩm thủ công

Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển sản phẩm làng nghề, trong đó tạo dấu ấn với khách hàng bằng chính chất lượng và mẫu mã độc đáo của sản phẩm, là yếu tố rất quan trọng. Có như vậy mới nâng cao giá trị sản phẩm, thu hút thể hệ trẻ tiếp nối nghề truyền thống, sống với nghề, để những sản phẩm làng nghề không bị mai một, cạnh tranh được với những sản phẩm nước ngoài tại Việt Nam, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ Vân Hà được Hà Nội lựa chọn làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn khách trong và ngoài nước.