Khai mạc lễ hội du lịch làng nghề Vạn Phúc

Tối ngày 27/10, UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 với chủ đề 'Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập'.

Dự lễ khai mạc có đại diện cục kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo thành uỷ Phạm Thanh Học, Lãnh đạo sở Công thương, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Văn Chiến cho biết, tuần lễ Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam và Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Qua đó, thúc đẩy bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; hình thành giá trị văn hóa đương đại làng nghề Việt Nam, thông qua việc lấy các làng nghề của Hà Nội trong đó có quận Hà Đông làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.

Tuần lễ Văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc diễn ra đến ngày 2/11 với nhiều sự kiện hấp dẫn, như: Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc; Chương trình “Duyên dáng lụa Hà Đông” với cụm hoạt động Hội thi sản phẩm làng nghề; trình diễn, giới thiệu mẫu thiết kế xuất sắc; sân khấu hóa các thao tác nấu kén, quay tơ, dệt lụa.

Bên cạnh các hoạt động tôn vinh, quảng bá, xuyên suốt Tuần văn hóa là các hoạt động du lịch - thương mại tập trung tại Phố Lụa, phố ẩm thực Cầu Am, phố hoa sinh vật cảnh - đồ cổ, đồ xưa… góp phần tăng sức hấp dẫn cho sự kiện.

Thông qua Tuần Văn hóa, UBND quận Hà Đông mong muốn lan tỏa tới du khách trong và ngoài nước, nhân dân các địa phương về nét văn hóa đặc sắc của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc, qua đó, phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh địa phương trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo; nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Thủ đô và quận Hà Đông.

Tại sự kiện, quận Hà Đông đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng ghi danh di sản văn hóa phi vật thể nghề dệt lụa Vạn Phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.