Người tạo hình rối nước duy nhất của làng Đào Thục

Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi múa rối nước truyền thống của Hà Nội. Thế nhưng hiện nay làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là người theo đuổi kỹ thuật tạo tác những con rối.

Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước có lịch sử hơn 300 năm, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến ông Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Bước vào phường rối ban đầu như một người biểu diễn, nhưng khi nhận ra làng rối nước Đào Thục đang thiếu những người tiếp nối việc tạo hình rối nước, người thợ mộc - nông dân Nguyễn Văn Phi nung nấu việc học kỹ thuật làm con rối theo lối cổ của làng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang lên thiết kế để tạo hình con rối.

Vận dụng những kỹ năng của nghề thợ mộc, ông Nguyễn Văn Phi say sưa với việc tạo hình cho chú Tễu, Thạch Sanh, Tấm Cám, cô tiên... những nét tạo hình đơn giản mà sinh động. Những kỹ thuật tạo khớp nối, cử động, dây điều khiển đều được ông học từ việc quan sát những con rối cổ và sự chỉ dẫn của các nghệ nhân trong làng. Những con rối độc đáo, mộc mạc của phường rối nước Đào Thục hiện nay đều do một tay ông chế tác, góp phần tạo ra những tích trò riêng của phường rối nước Đào Thục.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang lắp ghép máy hoạt động cho con rối.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang thử rối tại thủy đình.

Hơn 10 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã âm thầm đóng góp, gìn giữ kỹ thuật tạo hình rối nước và sự phát triển của “Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận năm 2023.

Đón xem "Người tạo hình rối nước" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 18/05/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài PT-TH Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.