Di tích nhà tù Hoả Lò trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng"

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng”, câu chuyện cảm động về ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của những chiến sĩ từng bị địch bắt, giam trong các nhà tù, đang diễn ra tại Di tích nhà tù Hoả Lò.

Bố cục Trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: "Tiếng súng mở đầu"; "Trọn một lời thề" và "Dấu xưa vang mãi".

Trong “Tiếng súng mở đầu”, công chúng được xem các tư liệu, hình ảnh về phong trào cách mạng với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ, binh biến Đô Lương. 

Trong nội dung “Trọn một lời thề”, người xem được tìm hiểu kỹ hơn thân thế, sự nghiệp của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn một lòng vì Tổ quốc. Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần đấu tranh kiên cường.  

Phần “Dấu xưa vang mãi” trưng bày hình ảnh các địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng.  

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” đang diễn ra tại Di tích nhà tù Hoả Lò nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. 

Ông Bùi Thêm, một chiến sĩ cách mạng Hà Nội năm xưa - nay đã 94 tuổi, không khỏi xúc động khi nhớ về một thời hoa lửa: "Nhiều đau khổ lắm, nhưng thương cán bộ mình. Mình đi làm cách mạng thì không suy nghĩ gì, vì cách mạng làm nhiều điều tốt cho dân, mình không sợ hy sinh".

Nhiều hình ảnh, tư liệu về quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam trong trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" tại Nhà tù Hoả Lò khiến người xem xúc động.

Em Ngô Ngọc Bảo Châu, học sinh trường THPT Yên Hoà, TP. Hà Nội, bày tỏ: "Con xúc động khi nhìn thấy ông cha ta đã đổ máu hy sinh vì dân tộc. Với cảm nhận của một học sinh như con, con mong muốn các bạn sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc và tiếp tục giữ gìn những giá trị truyền thống đó".

Trưng bày diễn ra đến ngày 15/8/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là một điểm đến ý nghĩa với du khách khi có thể tìm hiểu văn hoá Chăm-pa qua những hiện vật đặc sắc.

Từ tháng 8, di tích Hải Vân Quan được đưa vào khai thác sử dụng. Đây cũng là điểm dừng chân của du khách khi đến Huế và Đà Nẵng.

Ý tưởng phục dựng “Bát cảnh Tây Hồ” nhằm tạo ra những điểm đến hấp dẫn có thể coi là hướng đi độc đáo mà quận Tây Hồ đang dày công nghiên cứu.