Di tích nhà tù Hoả Lò trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng"
Bố cục Trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: "Tiếng súng mở đầu"; "Trọn một lời thề" và "Dấu xưa vang mãi".
Trong “Tiếng súng mở đầu”, công chúng được xem các tư liệu, hình ảnh về phong trào cách mạng với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ, binh biến Đô Lương.
Trong nội dung “Trọn một lời thề”, người xem được tìm hiểu kỹ hơn thân thế, sự nghiệp của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn một lòng vì Tổ quốc. Dù bị tra tấn, đày ải trong lao tù, những người con ưu tú vẫn giữ ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần đấu tranh kiên cường.
Phần “Dấu xưa vang mãi” trưng bày hình ảnh các địa danh lịch sử, nơi kẻ địch từng dựng trường bắn và nhà lưu niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của Đảng.
Ông Bùi Thêm, một chiến sĩ cách mạng Hà Nội năm xưa - nay đã 94 tuổi, không khỏi xúc động khi nhớ về một thời hoa lửa: "Nhiều đau khổ lắm, nhưng thương cán bộ mình. Mình đi làm cách mạng thì không suy nghĩ gì, vì cách mạng làm nhiều điều tốt cho dân, mình không sợ hy sinh".
Nhiều hình ảnh, tư liệu về quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam trong trưng bày "Thắp ngọn lửa hồng" tại Nhà tù Hoả Lò khiến người xem xúc động.
Em Ngô Ngọc Bảo Châu, học sinh trường THPT Yên Hoà, TP. Hà Nội, bày tỏ: "Con xúc động khi nhìn thấy ông cha ta đã đổ máu hy sinh vì dân tộc. Với cảm nhận của một học sinh như con, con mong muốn các bạn sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc và tiếp tục giữ gìn những giá trị truyền thống đó".
Trưng bày diễn ra đến ngày 15/8/2024.
Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.
0