Nghệ nhân Hà Nội: Nét tượng chạm hồn người

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Bước vào đời với những hoài bão của tuổi trẻ, người thanh niên của làng nghề muốn tìm kiếm điều gì đó mới lạ hơn trong đời sống đô thị. Nhưng rồi tiếng đục chạm, những đường vân, thớ gỗ, màu son, thếp bạc đã kéo anh trở lại với làng nghề. Với một niềm đau đáu với vẻ đẹp và kỹ thuật tạc tượng của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đã dành thời gian đi khắp những ngôi chùa, mái đình đền xứ Đoài, nơi có những bức tượng thờ của làng Sơn Đồng đã vài trăm năm tuổi. Cũng từ đó anh “chạm” được vào những bí quyết, kỹ thuật tưởng như đã mai một. Đó là con đường đưa anh tìm về với những sáng tạo của cha ông.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi và bố - nghệ nhân Nguyễn Viết Bảo
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi và những pho tượng cổ của làng nghề Sơn Đồng

Học từ trong nét chạm khắc, màu sơn, tạo tác dáng hình, học từ những người nghệ nhân trong làng (trong đó có bố mình – nghệ nhân Nguyễn Viết Bảo), anh Nguyễn Viết Lợi đã dần nắm bắt được những kỹ thuật, bí quyết quan trọng: đục thiếu, tạo những nếp áo, bó sơn, sơn cầm, thếp bạc…đặc biệt là kỹ thuật vẽ diện, điểm nét. Kỹ thuật vẽ diện của nghệ nhân Nguyễn Việt Lợi khiến những bức tượng anh tạo tác thêm thần thái.

Một vài công đoạn trong kỹ thuật làm tượng.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đang điểm nét cho những pho tượng
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi và những sản phẩm của mình

Đón xem "Nét tượng chạm hồn người" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 04/05/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.