Xôi cốm - hương vị đặc trưng của Hà Nội

(HanoiTV) - Với sự kết hợp khá bắt mắt giữa các màu sắc thiên nhiên xanh-trắng-vàng của cốm, sen, dừa và đỗ xanh, xôi cốm không chỉ hấp dẫn vị giác ở vị dẻo thơm ngọt bùi, mà còn kích thích cả thị giác.

Cốm là sản vật đặc trưng của Hà Nội mỗi khi mùa Thu đến. Từ cốm người ta có thể chế biến ra nhiều món như chả cốm, bánh cốm, chè cốm…

Trong các món đó, nếu ai đã từng thưởng thức xôi cốm có hương vị ngọt bùi và có màu sắc đẹp mắt sẽ nhớ đến món ăn này của người Hà Nội.

Người Hà Nội thường làm xôi cốm bằng cốm và hạt sen, đây là hai đặc sản mà ai đi đâu cũng nhớ đến Hà Nội mỗi khi đất trời chuyển sang thu. Cốm thường được chọn mua ở hai địa điểm nổi tiếng lâu đời ở Hà Nội là làng Vòng và Mễ Trì.
Hương vị ngon của xôi sẽ không trọn vẹn nếu thiếu chút bùi của đỗ xanh ninh nhừ giã nhỏ và những sợi dừa trắng sữa đã được đảo qua đường và mỡ.
Với sự kết hợp khá bắt mắt giữa những màu sắc thiên nhiên xanh-trắng-vàng của cốm, sen, dừa và đỗ xanh nên xôi cốm không chỉ hấp dẫn vị giác ở vị dẻo thơm ngọt bùi, mà còn kích thích cả thị giác của người thưởng thức.

Khác với các loại xôi khác đều có thể làm quanh năm thì xôi cốm chỉ có thể được thưởng thức trong một khoảng thời gian ngắn, khi sắc thu tràn ngập phố phường. Có lẽ vì vậy mà đây cũng là món quà đặc biệt của người Hà Nội cho những ai đi phương xa nhớ về Hà Nội mỗi độ Thu về.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.