Lao động làng nghề tất bật vào vụ Tết

Với nhiều làng nghề, thời điểm cuối năm là khung thời gian sản xuất tất bật nhất. Cũng vì thế, với các hộ sản xuất và người lao động, thu nhập thường tăng cao hơn hẳn. Tần suất công việc cao, ngày công lớn, chính điều này đã cuốn các hộ gia đình, người lao động tập trung hơn cho sản xuất. Qua đó, sẵn sàng cho một cái Tết đầy đủ và ấm áp hơn.

Với người làng nghề Sơn Đồng, tháng Chạp là tháng bận rộn nhất. Anh Nguyễn Đức Thuyết có tới 20 năm làm nghề truyền thống của địa phương. Dịp cận Tết năm nay, khối lượng công việc của anh lại tăng gần gấp hai lần những tháng thông thường. Tuy nhiên, đổi lại là mức thu nhập xứng đáng để anh chuẩn bị sắm sửa cho Tết đến, xuân về.

 Khối lượng công việc của những ngày này tăng gần gấp 2 lần những tháng thông thường

Anh Nguyễn Đức Thuyết, Sơn Đồng, Hoài Đức cho biết: "Tháng Tết tăng ca nhiều hơn, không có ngày nghỉ. Bù lại thì thu nhập tăng gấp đôi để mình mua sắm, chuẩn bị đẩy đủ hơn mọi năm".

Với những nghề đặc thù để cung ứng hàng Tết như nghề làm miến của ông Đỗ Xuân Tân, vụ cuối năm là thời gian sản xuất chính. Do vậy, nó mang lại nguồn thu lớn. Để đảm bảo các đơn hàng, gia tăng thu nhập, gia đình đã huy động thêm nhiều lao động làm thuê. Cứ đến tháng Chạp, không khí sản xuất lại bận rộn hơn bao giờ hết.

Nghề làm miến vào vụ cuối năm là thời gian sản xuất chính để tăng thêm thu nhập cho các gia đình

Ông Đỗ Xuân Tân, chủ cơ sở sản xuất Miến Minh Tú, Xuân Khai, Hoài Đức chia sẻ: "Nghề làm miến này, thu nhập trong 3 tháng cuối năm bằng cả năm làm. Đặc biệt, tháng Chạp là tháng cao điểm nhất. Do vậy, gia đình luôn tập trung cho sản xuất, đảm bảo các đơn hàng và thu nhập cho gia đình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.