Lao động làng nghề tất bật vào vụ Tết

Với nhiều làng nghề, thời điểm cuối năm là khung thời gian sản xuất tất bật nhất. Cũng vì thế, với các hộ sản xuất và người lao động, thu nhập thường tăng cao hơn hẳn. Tần suất công việc cao, ngày công lớn, chính điều này đã cuốn các hộ gia đình, người lao động tập trung hơn cho sản xuất. Qua đó, sẵn sàng cho một cái Tết đầy đủ và ấm áp hơn.

Với người làng nghề Sơn Đồng, tháng Chạp là tháng bận rộn nhất. Anh Nguyễn Đức Thuyết có tới 20 năm làm nghề truyền thống của địa phương. Dịp cận Tết năm nay, khối lượng công việc của anh lại tăng gần gấp hai lần những tháng thông thường. Tuy nhiên, đổi lại là mức thu nhập xứng đáng để anh chuẩn bị sắm sửa cho Tết đến, xuân về.

 Khối lượng công việc của những ngày này tăng gần gấp 2 lần những tháng thông thường

Anh Nguyễn Đức Thuyết, Sơn Đồng, Hoài Đức cho biết: "Tháng Tết tăng ca nhiều hơn, không có ngày nghỉ. Bù lại thì thu nhập tăng gấp đôi để mình mua sắm, chuẩn bị đẩy đủ hơn mọi năm".

Với những nghề đặc thù để cung ứng hàng Tết như nghề làm miến của ông Đỗ Xuân Tân, vụ cuối năm là thời gian sản xuất chính. Do vậy, nó mang lại nguồn thu lớn. Để đảm bảo các đơn hàng, gia tăng thu nhập, gia đình đã huy động thêm nhiều lao động làm thuê. Cứ đến tháng Chạp, không khí sản xuất lại bận rộn hơn bao giờ hết.

Nghề làm miến vào vụ cuối năm là thời gian sản xuất chính để tăng thêm thu nhập cho các gia đình

Ông Đỗ Xuân Tân, chủ cơ sở sản xuất Miến Minh Tú, Xuân Khai, Hoài Đức chia sẻ: "Nghề làm miến này, thu nhập trong 3 tháng cuối năm bằng cả năm làm. Đặc biệt, tháng Chạp là tháng cao điểm nhất. Do vậy, gia đình luôn tập trung cho sản xuất, đảm bảo các đơn hàng và thu nhập cho gia đình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.