Người lính Hà Nội qua thi ca
Cùng với các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu…, Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang đến một vẻ đẹp lãng mạn của ngôn ngữ, nét hào hoa của những chàng trai Hà thành. Chính vì thế, thơ ca Quang Dũng đã được rất nhiều nghệ sỹ ngâm thơ thể hiện trong các sự kiện, các cuộc biểu diễn trên toàn quốc. Nghệ sỹ Ngọc Thọ là một trong những nghệ sỹ ngâm thơ nổi tiếng người Hà Nội, có cảm xúc đặc biệt với thơ ca của Quang Dũng.
Tất cả những bút tích, những kỷ vật của nhà thơ Quang Dũng được gia đình ông Thọ rất trân trọng và lưu giữ cẩn thận. Bà Bùi Phương Thảo - người con gái út của nhà thơ Quang Dũng luôn tự hào và nhiệt tình chia sẻ những câu chuyện chứa đầy kỷ niệm về người cha thân thương của mình.
Trước khi bước vào chiến trường khói lửa, người lính tình nguyện của Thủ đô trong đa số các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ cách mạng, đều là những sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, là những người thợ trong các nhà máy, mang trong tim biết bao ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tươi đẹp.
Khi đất nước hòa bình, hình ảnh chiến trường xưa cùng những mất mát, thương đau chỉ còn trong ký ức. Song, mỗi khi bước vào thế giới nghệ thuật như: văn học, thi ca, hội họa, âm nhạc… viết về các cuộc chiến khốc liệt, mỗi người dân Hà Nội đều có thể hình dung rõ ràng, sinh động, bức chân dung của những người lính tình nguyện, trong đó có những chàng trai Hà Nội còn rất trẻ, sẵn sàng ra nơi "chiến trường chẳng tiếc đời xanh".
Từ những người lính Cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chiến sĩ giải phóng quân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, người lính tình nguyện Việt Nam trên các mặt trận biên giới…, những chàng trai Hà Nội luôn giữ hình tượng kiên cường, bất khuất khi chiến đấu mà vẫn không đánh mất tinh thần lạc quan, yêu đời, vẻ đẹp hào hoa lãng mạn trong tâm hồn người Hà Nội. Để đến khi quay về với cuộc sống thanh bình, mặc dù có nhiều người còn mang trong mình những vết thương chiến tranh, ngày đêm nhức nhối, nhưng họ vẫn luôn sống vui, sống có ích, lan tỏa tinh thần tích cực cho gia đình, cho xã hội.
Câu lạc bộ Đồng Đội thành lập vào ngày 22/11/1999. Lúc đầu chỉ có 9 thành viên là những thương binh, cựu chiến binh. Theo thời gian CLB liên tục bổ sung, cho đến nay đã có 46 thành viên với 2 bộ môn chủ đạo là Ca và Múa. Hầu hết họ là những cựu chiến binh, văn nghệ sỹ Hà Nội đã nghỉ hưu của các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên. Khi còn trong chiến tranh, họ là văn công giải phóng, còn trong thời bình, họ lại đem lời ca, tiếng hát của mình đi biểu diễn phục vụ các chiến sĩ bộ đội, các trung tâm thương bệnh binh, các sự kiện lớn… Qua đó đề cao sự hy sinh cao cả cùa người lính và khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và bình yên.
NSƯT Nguyễn Bảo Thắng - một người Hà Nội gốc, gia nhập Đoàn Văn công Quân giải phóng từ rất sớm và đã cống hiến tuổi thanh xuân rực rỡ của mình cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Giờ đây, cùng với những đồng đội của mình, ông lại mang tiếng hát và lời ca làm đẹp cho đời, cho xã hội. Dù đã qua tuổi 80 nhưng cảm xúc của một chàng trai Hà Nội khi bước chân ra chiến trường ngày nào vẫn vẹn nguyên trong ông.
Không chỉ những chàng trai mới là những chiến sỹ quả cảm, anh dũng, nhiều cô gái Hà Nội thời xưa cũng chọn theo con đường cách mạng, đa số họ là những người con của các gia đình có truyền thống theo binh nghiệp.
Những người con đất Hà Thành sẵn sàng rời bỏ những bữa cơm đầm ấm của gia đình, ánh đèn rực rỡ nơi phố thị, những người thân yêu ruột thịt, để bước vào cuộc chiến mà không biết đến ngày trở về. Họ đã trở thành hình tượng son sắt, thuỷ chung đối với bạn bè, người thân, với quê hương, đất nước nhưng vẫn luôn kiên trung bất khuất, hành quân qua những cuộc chiến để đến bờ vinh quang. Tinh thần lạc quan, hồn nhiên, tươi trẻ của họ đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, trong nền nghệ thuật của nước nhà.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.
0