Nhà ở phố cổ
Phố Cổ - khi nhắc đến người ta thường nghĩ ngay tới cuộc sống tấp nập, sầm uất tại khu trung tâm của thủ đô Hà Nội "36 phố phường" và giá đất siêu đắt đỏ. Tuy nhiên, dọc trên khắp các con phố như Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Bông…, cứ cách vài mét lại có một con ngõ, con hẻm nhỏ tối tăm, sâu hun hút, bề ngang mặt tiền chưa đầy 1m, vừa đủ một người đi lại. Trái với vẻ ngoài sầm uất bên ngoài là cuộc sống chật hẹp bên trong. Nằm sâu trong hẻm của số nhà 107 Hàng Bạc, căn nhà của ông Nguyễn Phùng Hải còn đặc biệt hơn.
88 tuổi cũng là số năm ông Hải đã sinh sống tại ngõ 107 Hàng Bạc. Vợ ông - bà Sâm cũng đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cùng ông Hải ở trên căn nhà có 7m2 dột nát, nơi từng là nơi sinnh sống của 4 thành viên gia đình ông bà. Có thể thấy, người dân phố cổ luôn tìm cách để trụ lại, chấp nhận sống cuộc sống bí bách, chật hẹp chỉ vì nơi đây gắn với nguồn thu nhập của gia đình.
Chật chội, nhỏ hẹp là vậy, phố cổ có lực hút gì mà vẫn “níu chân” nhiều người đến vậy? Thử bước chậm lại, rẽ vào những con ngõ, con hẻm ấy, để tận mắt cảm nhận cuộc sống của người dân phố cổ.
Nhà là ngõ, ngõ là nhà, ông Nghĩa mỗi lần đi làm hay đi đâu về, lại phải đi qua phòng ở nhà các em trai, mới lên được nhà mình. Vì bề ngang nhà nhỏ quá không làm ngõ được, vào nhà nọ phải đi qua nhà người kia, bất tiện đấy, nhưng cuộc sống của gia đình 5 anh em trai ông Nghĩa vẫn diễn ra như thế, cả mấy chục năm nay.
Phố cổ có nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo, lưu giữ từng hương vị của món ăn đất Hà Thành, lưu giữ từng nét văn hóa truyền thống nghìn năm của người dân mà chẳng thể đổi thay theo dòng chảy thời gian. Hai vợ chồng anh Thịnh chị Vy, đã 50 năm sinh sống và làm nghề vễ truyền thần tại số nhà 24 Hàng Đường. Gần 2 năm nay anh chị đã chuyển hẳn cửa hàng của mình ra ngoài phố cổ. Thế nhưng, với vợ chồng anh Thịnh chị Vy phố cổ có khổ, những vẫn lưu luyến lắm, khó mà dời hẳn được phố cổ.
Thế hệ 5x 6x 7x là vậy, người ta nói quá nhiều đến việc "dân phố cổ sống khổ lắm" khiến suy nghĩ này đã ăn sâu vào nhận định của rất nhiều người ở thế hệ ấy. Còn với những bạn trẻ sống ở phố cổ, thế hệ 8x 9x hay gen Z, được sinh ra và lớn lên ở phố cổ vẫn là thứ mà họ rất tự hào.
Các bạn trẻ thích phố cổ bởi sự đông vui nhộn nhịp, tiện lợi. Còn với ông Hải bà Sâm cần sự yên bình, ông Nghĩa lại tự thưởng cho mình được sống rộng hơn khi con trai ra ở riêng. Cuộc sống sâu bên trong những con hẻm nhỏ, nơi người dân phố cổ sinh sống chật chội, chen chúc đối lập với sự nhộn nhịp ngoài đường phố.
Những con ngõ, ngách nhỏ trên phố cổ đã tồn tại hàng trăm năm, việc cải tạo gần như là không thể, thế nên chỉ còn biết thích nghi. Với ông Hải bà Sâm chỉ mong một ngày nắng ráo, còn với ông Nghĩa thì khổ nữa vẫn chịu được.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
0