Vaccine COVID-19 không ảnh hưởng khả năng sinh sản

(HanoiTV) - Trên thế giới lan truyền tin giả về việc protein gai của virus SARS-CoV-2 tương tự với một protein gai khác mang tên syncitin-1 liên quan đến quá trình sinh trưởng và gắn với nhau thai khi mang thai.

Hãng tin Fox News của Mỹ ngày 19/5 cho biết một trong những tin đồn gây hiểu lầm nhất hiện nay là vaccine ngừa COVID-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tuy nhiên các chuyên gia đã khẳng định rằng đây là tin đồn không có căn cứ.

Trong thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng xã hội, người ta nhắc đến loại protein gai của virus SARS-CoV-2, cho rằng protein này tương tự với một protein gai khác mang tên syncitin-1 liên quan đến quá trình sinh trưởng và gắn với nhau thai trong quá trình mang thai.

Tin đồn cho rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ khiến cơ thể người phụ nữ có phản ứng chống lại protein gai và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, các chuyên gia Andrew Satin và Jeanne Sheffield, của Bệnh viện Johns Hopkins Medicine, khẳng định: "Hai protein gai này hoàn toàn khác nhau và việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ đang muốn có con, bao gồm cả thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm."

Chuyên gia Satin chuyên về phụ khoa và sản khoa và chuyên gia Sheffield chuyên về thuốc trợ thai đã chỉ ra rằng dữ liệu thử nghiệm vaccine của hãng Pfizer/BioNTech là bằng chứng rõ thêm cho điều này. Trong hai cuộc thử nghiệm lâm sàng, 23 phụ nữ tình nguyện tham gia đã có thể mang thai và chỉ một người hỏng thai thuộc nhóm tiêm giả dược.

Các chuyên gia trên khẳng định: "Phụ nữ muốn mang thai vẫn có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19, không có lý do gì để trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm chủng."

Các phát hiện trên cũng đã khẳng định lại điều mà Trung tâm Phòng và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) từng nói, rằng "không có bằng chứng cho thấy bất kỳ vaccine nào, kể cả vaccine ngừa COVID-19, gây ra các vấn đề về sinh sản, những vấn đề trong quá trình tìm cách mang thai."

CDC cũng không khuyến cáo xét nghiệm có thai trước khi tiêm phòng, đồng thời khẳng định: "Nếu bạn đang muốn mang thai, không cần phải tránh việc này sau khi tiêm phòng COVID-19"./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

0

Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.

Một trung tâm trị liệu tại Seoul, Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý với phương pháp độc đáo - sử dụng cám gạo lên men kết hợp với thảo dược để tạo nhiệt, giúp giảm đau nhức cơ thể và căng thẳng.

Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ dễ khiến thức ăn ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Y tế kêu gọi các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vét vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.

Cùng nhau rèn luyện, nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai và sống vui, sống có ích là “phương châm hành động” của các thành viên Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận Hà Đông, Hà Nội.

Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.