Người lính Hà Nội qua thi ca

Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với các tác phẩm kinh điển tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ca Quang Dũng không chỉ mang nét hào hùng, chí khí quật cường của những người lính ra trận, mà còn mang vẻ đẹp ngôn ngữ, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội.

Cùng với các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu…, Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang đến một vẻ đẹp lãng mạn của ngôn ngữ, nét hào hoa của những chàng trai Hà thành. Chính vì thế, thơ ca Quang Dũng đã được rất nhiều nghệ sỹ ngâm thơ thể hiện trong các sự kiện, các cuộc biểu diễn trên toàn quốc. Nghệ sỹ Ngọc Thọ là một trong những nghệ sỹ ngâm thơ nổi tiếng người Hà Nội, có cảm xúc đặc biệt với thơ ca của Quang Dũng.

Tất cả những bút tích, những kỷ vật của nhà thơ Quang Dũng được gia đình ông Thọ rất trân trọng và lưu giữ cẩn thận. Bà Bùi Phương Thảo - người con gái út của nhà thơ Quang Dũng luôn tự hào và nhiệt tình chia sẻ những câu chuyện chứa đầy kỷ niệm về người cha thân thương của mình.

Thơ ca Quang Dũng vẫn luôn còn sống mãi trong lòng những người yêu nghệ thuật

Trước khi bước vào chiến trường khói lửa, người lính tình nguyện của Thủ đô trong đa số các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ cách mạng, đều là những sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, là những người thợ trong các nhà máy, mang trong tim biết bao ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tươi đẹp. 

Khi đất nước hòa bình, hình ảnh chiến trường xưa cùng những mất mát, thương đau chỉ còn trong ký ức. Song, mỗi khi bước vào thế giới nghệ thuật như: văn học, thi ca, hội họa, âm nhạc… viết về các cuộc chiến khốc liệt, mỗi người dân Hà Nội đều có thể hình dung rõ ràng, sinh động, bức chân dung của những người lính tình nguyện, trong đó có những chàng trai Hà Nội còn rất trẻ, sẵn sàng ra nơi "chiến trường chẳng tiếc đời xanh".

Từ những người lính Cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chiến sĩ giải phóng quân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, người lính tình nguyện Việt Nam trên các mặt trận biên giới…, những chàng trai Hà Nội luôn giữ hình tượng kiên cường, bất khuất khi chiến đấu mà vẫn không đánh mất tinh thần lạc quan, yêu đời, vẻ đẹp hào hoa lãng mạn trong tâm hồn người Hà Nội. Để đến khi quay về với cuộc sống thanh bình, mặc dù có nhiều người còn mang trong mình những vết thương chiến tranh, ngày đêm nhức nhối, nhưng họ vẫn luôn sống vui, sống có ích, lan tỏa tinh thần tích cực cho gia đình, cho xã hội.

Dù cảnh chiến tranh khắc nghiệt, những người lính vẫn giữ tinh thần lạc quan, lan toả tình yêu nghệ thuật và tinh thần tích cực qua những bài thơ, bài hát

Câu lạc bộ Đồng Đội thành lập vào ngày 22/11/1999. Lúc đầu chỉ có 9 thành viên là những thương binh, cựu chiến binh. Theo thời gian CLB liên tục bổ sung, cho đến nay đã có 46 thành viên với 2 bộ môn chủ đạo là Ca và Múa. Hầu hết họ là những cựu chiến binh, văn nghệ sỹ Hà Nội đã nghỉ hưu của các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên. Khi còn trong chiến tranh, họ là văn công giải phóng, còn trong thời bình, họ lại đem lời ca, tiếng hát của mình đi biểu diễn phục vụ các chiến sĩ bộ đội, các trung tâm thương bệnh binh, các sự kiện lớn… Qua đó đề cao sự hy sinh cao cả cùa người lính và khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và bình yên.

CLB Đồng Đội ngày nay vẫn hoạt động như một cách nhắc nhở về sự hy sinh cao cả của những người lính trong thời chiến tranh ác liệt

NSƯT Nguyễn Bảo Thắng - một người Hà Nội gốc, gia nhập Đoàn Văn công Quân giải phóng từ rất sớm và đã cống hiến tuổi thanh xuân rực rỡ của mình cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Giờ đây, cùng với những đồng đội của mình, ông lại mang tiếng hát và lời ca làm đẹp cho đời, cho xã hội. Dù đã qua tuổi 80 nhưng cảm xúc của một chàng trai Hà Nội khi bước chân ra chiến trường ngày nào vẫn vẹn nguyên trong ông.

Không chỉ những chàng trai mới là những chiến sỹ quả cảm, anh dũng, nhiều cô gái Hà Nội thời xưa cũng chọn theo con đường cách mạng, đa số họ là những người con của các gia đình có truyền thống theo binh nghiệp.

Những người con đất Hà Thành sẵn sàng rời bỏ những bữa cơm đầm ấm của gia đình, ánh đèn rực rỡ nơi phố thị, những người thân yêu ruột thịt, để bước vào cuộc chiến mà không biết đến ngày trở về. Họ đã trở thành hình tượng son sắt, thuỷ chung đối với bạn bè, người thân, với quê hương, đất nước nhưng vẫn luôn kiên trung bất khuất, hành quân qua những cuộc chiến để đến bờ vinh quang. Tinh thần lạc quan, hồn nhiên, tươi trẻ của họ đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, trong nền nghệ thuật của nước nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.