Quyến luyến hương vị bát chè xưa cũ đất Hà thành

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Mỗi loại chè có hương vị và sức hấp dẫn riêng. Chè Hà Nội đặc biệt ở chỗ dùng sản vật sẵn có của đất Hà thành, mùa nào thức đấy.

Mùa hè là mùa thu hoạch đậu đỗ, hạt sen nên có chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè sen...; đến mùa thu là mùa cốm mới thì người Hà Nội có chè cốm, cốm xào...

Có loại chè của Hà Nội còn song hành với xôi để tạo ra một món ăn giản dị đã đi vào tiềm thức của nhiều người là món xôi vò chè đường hay còn gọi là chè hoa cau.

Chè Hà Nội đặc biệt ở chỗ dùng sản vật sẵn có của đất Hà thành, mùa nào thức đấy

Bây giờ chè đã được chế biến đa dạng hơn, lại thêm nhiều loại thức uống nhanh như trà sữa trân châu, trà chanh, trà xanh matcha, nhưng những món chè truyền thống vẫn giữ  vị trí không thể thay thế đối với ẩm thực đất Hà thành.

Quán chè truyền thống luôn tấp nập người đến thưởng thức.

Những quán chè truyền thống nổi tiếng của đất Hà thành như: quán chè Mười Sáu ở phố Ngô Thì Nhậm, quán chè bà Thơm phố Quán Thánh, quán xôi chè Bà Thìn ở phố Bát Đàn, quán chè Bốn mùa ở phố Hàng Cân,… hay chỉ đơn giản là những cốc chè đậu xanh, đậu đen của các chị gánh hàng rong vỉa hè vẫn giữ được nét đặc trưng, chiều lòng những thực khách khó tính nhất.

Cốc chè truyền thống gắn liền với bao thế hệ người Hà Nội.

Những hàng chè xưa cũ dù nằm ở một góc phố nào đó, hay lẩn khuất trong những con ngõ nhỏ, trong những khu chợ... vẫn luôn được mọi người tìm đến bởi hương vị thân quen, gần gũi và giản dị - hương vị đã in dấu trong ký ức của biết bao thế hệ người Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những buổi sáng cuối tuần bên Hồ Tây không chỉ là thời gian để ngắm nhìn và chăm sóc chim, mà còn là khoảnh khắc để những người đam mê chim cảnh thư giãn, tạm quên đi những lo toan của cuộc sống, hòa mình vào tiếng hót của những chú chim.

“Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.” Những câu ca dao trên đã đi vào tiềm thức của không ít người Hà Nội khi nhắc tới nghề làm giấy dó nổi tiếng một thời của làng Yên Thái.

Ký họa chân dung đã có lịch sử gắn bó với Hồ Gươm từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những người họa sĩ chăm chú bên giá vẽ đã trở thành hình ảnh độc đáo của phố đi bộ Hồ Gươm và tạo ấn tượng khó quên trong mắt du khách trong và ngoài nước.

Cuối tuần đi chợ cây cảnh Vạn Phúc để mua bán, thưởng ngoạn đã trở thành thói quen của không ít người yêu cây cối ở Hà Nội.

Mùa hè đến, gác lại những bộn bề của cuộc sống, người Hà Nội đến bể bơi cả sáng, trưa, chiều, tối để rèn luyện sức khỏe và làm dịu đi sự bức bối trong những ngày hè nóng nực.

Bốc vác vốn là công việc thường dành cho đàn ông, nhưng vì mưu sinh, những người phụ nữ vốn được coi là chân yếu tay mềm cũng chấp nhận làm công việc nặng nhọc này.