Thú vui hàn huyên bên hè phố

Tập trung vào mỗi buổi sáng hàng ngày để hàn huyên đã trở thành thói quen của các ông, các bà cao tuổi sống lâu năm ở phố cổ, với đủ mọi câu chuyện: từ sức khỏe, gia đình, con cháu, đến chuyện của khu phố, chuyện láng giềng, chuyện chính trị xã hội, chuyện đời sống dân sinh…
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x
Vợ chồng bà Mai Thị Hồng Vân có ngôi nhà ở mặt phố Ô Quan Chưởng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bà Vân không bán nước chè, cũng chẳng kinh doanh gì ở mặt phố.
Nhưng ngày nào cũng vậy, sau khi xong xuôi bữa sáng, bà Vân lại pha một ấm trà, kê bộ bàn ghế nhựa ra cửa và cùng chồng ngồi đợi những người bạn già cùng phố sang để cùng trò chuyện hàn huyên.

Nhóm của bà Vân toàn các ông các bà cao tuổi sống lâu năm ở phố cổ, sáng sáng gặp nhau khi con cháu đã đi làm hết, uống cốc trà, nhìn dòng người qua lại, buôn dăm ba câu chuyện tuổi xế chiều.
Chỉ một bộ bàn ghế nhựa, một ấm trà, nơi đây đã trở thành địa điểm tâm giao hàn huyên câu chuyện phố xá.
Mọi câu chuyện: từ sức khỏe, gia đình, con cháu, đến chuyện của khu phố, chuyện láng giềng, chuyện chính trị xã hội, chuyện đời sống dân sinh… đều có thể trở thành đề tài gặp gỡ hàn huyên.
Hàn huyên nơi góc phố thể hiện văn hóa vỉa hè của người kẻ chợ.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Vượt qua khó khăn sau cơn bão Yagi, Nhật Tân đang nhộn nhịp không khí Tết với những gốc đào chờ bung nở đón năm mới.

Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hàng Tết đã ngập tràn khắp nơi. Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân những ngày này tấp nập người mua kẻ bán.

Với vẻ đẹp độc đáo và mang ý nghĩa phong thủy, phật thủ là loại quả được nhiều người lựa chọn bày lên mâm ngũ quả mỗi dịp Tết đến. Năm nay thị trường xuất hiện thêm những cây phật thủ bonsai với dáng vẻ hút mắt, gây sự tò mò cho rất nhiều người chuộng cây cảnh.

Chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm dường như cảnh vật, con người lại nhộn nhịp, bận rộn hơn.

Ngày xưa, người ăn quà chiều rất đơn giản, có thể là một gói mì hay hàng rong đi qua được người ta gọi lại và ngồi bên vỉa hè để thưởng thức rất dân dã, nhẹ nhàng. Nhưng thời thế đã thay đổi rất nhiều, giờ đây, những người thưởng thức quà chiều không chỉ đơn giản là những thức quà ở ngoài vỉa hè mà còn mong muốn đó là những món quà tinh thần.

Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.