Triển lãm hai dòng gốm thủ công truyền thống

Ngày 18/11, tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội (số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm giao lưu giới thiệu các tác phẩm gốm nghệ thuật tiêu biểu đại diện hai dòng gốm của Việt Nam.

Nghề gốm đã có lịch sử hình thành lâu đời tại Việt Nam. Trải qua thời gian, các sản phẩm gốm Việt luôn có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ của tác giả.

Trong quy trình làm gốm của người Bát Tràng, có một kỹ thuật thủ công cơ bản là “be chạch”, thường được dùng để tạo hình các sản phẩm có kích thước lớn.

Với những nghệ nhân lớn tuổi ở làng Bát Tràng, kỹ thuật “be chạch” vốn không xa lạ, nhưng nay không còn nhiều người làm bởi sự xuất hiện bàn xoay điện tử và các dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Triển lãm cùng các sản phẩm gốm “be chạch” Bát Tràng lần này là các sản phẩm đến từ làng gốm Trường Thịnh ở xã Hòa Vinh, Đông Hòa, Phú Yên.

Là một nghề truyền thống  đã tồn tại hàng trăm năm nay, nghề làm gốm Trường Thịnh cũng từng trải qua nhiều thăng trầm nhưng với nhiệt huyết của các nghệ nhân, làng nghề hiện vẫn được duy trì và hướng đến sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo phục vụ người tiêu dùng. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.

Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.

Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.