Căn bệnh 'hành hạ' diễn viên Châu Hải My hơn 20 năm

Trước khi qua đời ở tuổi 57, nữ minh tinh Châu Hải My từng được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, da và các khớp. Nếu phát hiện muộn, bệnh có thể đe dọa tính mạng.

Thông tin về nữ minh tinh Châu Hải My, người từng đóng vai Chu Chỉ Nhược, qua đời ở tuổi 57 khiến người hâm mộ bàng hoàng và vô cùng thương xót. Thực tế, nữ minh tinh đã phải sống chung với bệnh tật từ hơn 20 năm qua. Năm 1999, cô được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ nhưng không công khai.

"Nàng Chu Chỉ Nhược" Châu Hải My qua đời ở tuổi 57. Ảnh: Sina

Nguyên nhân gây bệnh

Lupus ban đỏ là một dạng bệnh tự miễn. Thay vì bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân xâm hại, hệ miễn dịch của người bệnh lại phản ứng tạo ra kháng thể chống lại chính các tế bào của cơ thể. Bệnh gồm nhiều thể khác nhau nhưng thường gặp hai loại, đó là Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân như anh chị em ruột bị bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ bị Lupus ban đỏ cao hơn những người khác tới 20 lần.

- Yếu tố môi trường bao gồm các loại hóa chất, một số tác nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn và thậm chí ngay cả ánh nắng mặt trời cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Nội tiết: Bệnh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

- Các loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp cũng là nguyên nhân khởi phát căn bệnh này. Đối với những trường hợp mắc bệnh do thuốc, bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng bệnh khi ngừng thuốc.

Triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ

Bệnh Lupus ban đỏ có thể tác động đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, chính vì vậy, biểu hiện của bệnh rất đa dạng như sau:

- Một số triệu chứng ở da: Phần lớn bệnh nhân đều có những biểu hiện khá rõ ràng trên da, điển hình nhất là tình trạng hồng ban có dạng cánh bướm trên da. Những tổn thương trên da do Lupus ban đỏ gây ra thường nhạy cảm với ánh nắng.

Ảnh minh họa

Những vùng da dễ bị tổn thương do căn bệnh này là vùng da mặt, da cổ, bàn tay, cổ tay,... Sau một thời gian, vùng da tổn thương có thể teo phần giữa giống như hình đĩa. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện những tổn thương trên da có dạng bọng nước hay dát xuất huyết. Người bệnh cũng dễ bị lở loét vùng niêm mạc miệng, vùng họng nhưng không có cảm giác đau nhức. Phần lớn người bệnh đều có biểu hiện rụng tóc nhiều và vàng tóc.

- Một số triệu chứng ở tim: Người bệnh có một số biểu hiện ở tim như đau ngực và khó thở. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới suy tim.

- Triệu chứng ở phổi: Phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi, viêm màng phổi và nghiêm trọng hơn là suy hô hấp.

- Các triệu chứng ở khớp: Những người mắc Lupus ban đỏ có nguy cơ cao phải đối mặt với những triệu chứng xảy ra ở khớp. Do đó, bệnh nhân thường gặp phải một số khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày.

- Máu: Người bệnh có biểu hiện thiếu máu từ nhẹ đến nghiêm trọng kèm theo một số biểu hiện như da xanh, môi tái và thường xuyên mệt mỏi.

- Triệu chứng tại thận như tình trạng phù toàn thân, huyết áp tăng, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.

- Tâm thần kinh với một số biểu hiện như suy giảm trí nhớ, rối loạn phương hướng, đau đầu dữ dội, co giật.

Thời gian đầu, những triệu chứng của bệnh rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mặc dù chỉ xuất hiện những triệu chứng không đặc hiệu, chẳng hạn như tình trạng sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, đau mỏi cơ và các khớp, viêm loét miệng kéo dài, rối loạn kinh nguyệt.

Mức độ nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ

Bệnh Lupus ban đỏ thường có diễn biến rất phức tạp theo từng đợt và đợt bệnh sau thường có xu hướng nghiêm trọng hơn đợt bệnh trước. Nếu không được áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý, bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong. Dưới đây là một số biến chứng bệnh thường gặp:

- Gây ra viêm cơ tim, suy tim mạn tính, thậm chí là trụy mạch khiến bệnh nhân tử vong đột ngột.

- Gây thiếu máu, tăng nguy cơ chảy máu, đông máu, tắc mạch máu và viêm thành mạch.

- Gây khó thở, suy hô hấp cấp và những vấn đề nghiêm trọng tại phổi.

- Gây suy thận.

- Người bệnh có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.

- Thiếu máu, xuất huyết não.

- Tình trạng nhiễm trùng tiến triển nhanh chóng gây nhiễm khuẩn huyết dẫn tới sốc, thậm chí là tử vong.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa các biến chứng của bệnh

- Người bệnh cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phải ra ngoài giữa trời nắng thì nên bôi kem chống nắng, mặc áo chống nắng và đội mũ nón để bảo vệ da.

- Không hút thuốc lá.

- Tăng cường tập thể dục để năng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Thực hiện ăn uống khoa học, ưu tiên những loại thực phẩm như rau củ quả và các loại hạt.

- Bổ sung vitamin D, canxi, dầu cá.

- Loại bỏ căng thẳng và giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo lịch khám của bác sĩ.

Bệnh Lupus ban đỏ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, việc kiểm soát bệnh hiệu quả sẽ không quá khó khăn. Do đó, nên thường xuyên thăm khám định kỳ và nếu có biểu hiện bất thường hay đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.