Hà Nội nhân rộng diện tích trồng sen
Việt Nam có nhiều loại sen, nhưng đặc biệt sen Bách diệp hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển. Để giữ gìn và phát triển diện tích trồng sen, giữ nét văn hóa của người Hà Nội, quận Tây Hồ đã triển khai Đề án khôi phục trồng Sen Bách diệp tại 18 hồ trên địa bàn, từ đó phát huy giá trị kinh tế và văn hóa Sen Tây Hồ.
Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ Tịch UBND Quận Tây Hồ cho biết: ''Quận đã duy trì để giữ được diện tích trồng sen, tiếp theo hỗ trợ cùng các hộ để giữ được nghề ướp trà sen , và sau đó khuyến khích người dân, người trồng, sản xuất để quảng bá, để thời gian tới đây là một mô hình mũi nhọn về phát triển du lịch.''
Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 lần đầu tiên được tổ chức, một cuộc hội thảo đã thu hút các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, đại diện các tỉnh, thành phố. Các ý kiến đã nêu nhiều giải pháp phát triển sen trên địa bàn Hà Nội; bảo tồn phát triển sen Tây Hồ trong hệ sinh thái sen Việt Nam; Kinh nghiệm khai thác giá trị kinh tế sen gắn với văn hóa du lịch.
PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện nghiên cứu rau quả cho biết: Chúng tôi đã thu thập được 80 giống sen trong và ngoài nước, thứ 2 là chúng tôi đã nghiên cứu quy trình bảo tồn, phát triển giống sen quý trong đó có sen Tây Hồ. Thứ 3 đã lai tạo nhiều giống sen, trong đó lấy nguồn gen của sen Tây Hồ để tới đây đa dạng hoá và tăng thêm giá trị của cây sen.
Toàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 600 ha trồng sen. Hà Nội cũng có nhiều đặc sản được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là nét văn hóa đặc sắc của người Hà thành. Trong đó, có 18 sản phẩm từ cây sen được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc bảo tồn và phát triển Sen Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương.
Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.
Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.
Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.
Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.
Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.
0