Hà Nội nhân rộng diện tích trồng sen

Nhiều địa phương trong cả nước đang xây dựng sản phẩm du lịch từ hoa rất hiệu quả. Hà Nội với diện tích trồng sen lớn, nhiều sản phẩm OCOP từ hoa sen, do đó có thể phát triển các sản phẩm du lịch về sen hiệu quả.

Việt Nam có nhiều loại sen, nhưng đặc biệt sen Bách diệp hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển. Để giữ gìn và phát triển diện tích trồng sen, giữ nét văn hóa của người Hà Nội, quận Tây Hồ đã triển khai Đề án khôi phục trồng Sen Bách diệp tại 18 hồ trên địa bàn, từ đó phát huy giá trị kinh tế và văn hóa Sen Tây Hồ.

 Sen Bách diệp hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ Tịch UBND Quận Tây Hồ cho biết: ''Quận đã duy trì để giữ được diện tích trồng sen, tiếp theo hỗ trợ cùng các hộ để giữ được nghề ướp trà sen , và sau đó khuyến khích người dân, người trồng, sản xuất để quảng bá, để thời gian tới đây là một mô hình mũi nhọn về phát triển du lịch.'' 

Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 lần đầu tiên được tổ chức, một cuộc hội thảo đã thu hút các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, đại diện các tỉnh, thành phố. Các ý kiến đã nêu nhiều giải pháp phát triển sen trên địa bàn Hà Nội; bảo tồn phát triển sen Tây Hồ trong hệ sinh thái sen Việt Nam; Kinh nghiệm khai thác giá trị kinh tế sen gắn với văn hóa du lịch. 

Hà Nội nhân rộng diện tích trồng sen

PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện nghiên cứu rau quả cho biết: Chúng tôi đã thu thập được 80 giống sen trong và ngoài nước, thứ 2 là chúng tôi đã nghiên cứu quy trình bảo tồn, phát triển giống sen quý trong đó có sen Tây Hồ. Thứ 3 đã lai tạo nhiều giống sen, trong đó lấy nguồn gen của sen Tây Hồ để tới đây đa dạng hoá và tăng thêm giá trị của cây sen.

Hà Nội cũng có nhiều đặc sản được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế,

Toàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 600 ha trồng sen. Hà Nội cũng có nhiều đặc sản được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là nét văn hóa đặc sắc của người Hà thành. Trong đó, có 18 sản phẩm từ cây sen được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc bảo tồn và phát triển Sen Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.