Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc cận Tết Nguyên Đán
Sản phẩm đặc sắc của làng nghề không chỉ phục vụ người dân Hà Nội, các tỉnh thành phía Bắc mà còn xuất khẩu cho bà con Việt Kiều khắp 5 châu. Qua đó, mang hương và sắt Tết đến với nhân dân, đồng bào trong và ngoài nước.
Từ đầu tháng Chạp, không khí sản xuất làng nghề đã rất nhộn nhịp. Mỗi người một công một việc, chuyên môn hóa như một dây chuyền để làm ra những chiếc bánh Chưng phục vụ thị trường. Mỗi ngày xuất bán tới vài trăm chiếc bánh, hộ làm nghề bà Tho phải huy động cả nhà cùng thêm và thuê thêm hàng chục nhân lực.
Bà Đặng Thị Mỹ Tho - Làng bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Thái, huyện Thanh Trì chia sẻ, Tết ở trong làng đi ra ngoài đường thì không có người, vì tất cả đều bận ở trong nhà làm bánh. Làm nhiều thì phải rửa các thứ rất là lâu nên phải chuẩn bị từ đầu tháng. Làm đậu, gạo, luộc rền và vừa vặn cũng do tay người, chẳng hạn như việc cho muối vào sóc gạo, cho ít quà thì không ngon mà nhiều quá thì không ăn được.
Đáp ứng nhu cầu thị trường, vào vụ Tết, trung bình mỗi hộ làm nghề cung cấp ra thị trường từ 15.000-20.000 cái bánh. Sản xuất nhiều, chuyên môn hóa cao, các hộ làm bánh cũng dần đưa máy móc vào dây chuyền để đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Theo các hộ làm nghề, bánh chưng Tranh Khúc đã có thương hiệu. Do vậy, việc sản xuất càng yêu cầu cao về chất lượng. Việc giữ nghề, giữ thương hiệu làng nghề càng cần được chú trọng. Nguyên liệu làm bánh phải ngon, tinh chọn. Bánh gói vuông vắn, chặt tay. Các khâu làm nghề đảm bảo vệ sinh, có kỹ thuật và luôn cần kinh nghiệm. Ngay cả luộc bánh cũng cần tính toán thời gian, căn chỉnh nhiệt để bánh đúng độ chín tới.
Ông Nguyễn Văn Điềm - Làng bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Thái, huyện Thanh Trì cho biết, không chỉ tôi mà nhiều người rất tự hào về nghề truyền thống được cha ông để lại cho con cháu, thế nên phải nối nghiệp.
Bà Đặng Thị Mỹ Tho chia sẻ thêm, là người con của làng nghề nên đi đâu mọi người khen bánh Chưng Tranh Khúc ngon là rất vui vì mình cảm thấy rất tự hào và càng có tâm huyết để làm bánh.
Giữ nghề và tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh, bánh Chưng Tranh Khúc vẫn đang mở rộng thị trường và xuất khẩu. Đưa món ăn truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về đến các thị trường mới, ngoài thị trường Tết Việt.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
0