Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc cận Tết Nguyên Đán
Sản phẩm đặc sắc của làng nghề không chỉ phục vụ người dân Hà Nội, các tỉnh thành phía Bắc mà còn xuất khẩu cho bà con Việt Kiều khắp 5 châu. Qua đó, mang hương và sắt Tết đến với nhân dân, đồng bào trong và ngoài nước.
Từ đầu tháng Chạp, không khí sản xuất làng nghề đã rất nhộn nhịp. Mỗi người một công một việc, chuyên môn hóa như một dây chuyền để làm ra những chiếc bánh Chưng phục vụ thị trường. Mỗi ngày xuất bán tới vài trăm chiếc bánh, hộ làm nghề bà Tho phải huy động cả nhà cùng thêm và thuê thêm hàng chục nhân lực.
Bà Đặng Thị Mỹ Tho - Làng bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Thái, huyện Thanh Trì chia sẻ, Tết ở trong làng đi ra ngoài đường thì không có người, vì tất cả đều bận ở trong nhà làm bánh. Làm nhiều thì phải rửa các thứ rất là lâu nên phải chuẩn bị từ đầu tháng. Làm đậu, gạo, luộc rền và vừa vặn cũng do tay người, chẳng hạn như việc cho muối vào sóc gạo, cho ít quà thì không ngon mà nhiều quá thì không ăn được.
Đáp ứng nhu cầu thị trường, vào vụ Tết, trung bình mỗi hộ làm nghề cung cấp ra thị trường từ 15.000-20.000 cái bánh. Sản xuất nhiều, chuyên môn hóa cao, các hộ làm bánh cũng dần đưa máy móc vào dây chuyền để đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Theo các hộ làm nghề, bánh chưng Tranh Khúc đã có thương hiệu. Do vậy, việc sản xuất càng yêu cầu cao về chất lượng. Việc giữ nghề, giữ thương hiệu làng nghề càng cần được chú trọng. Nguyên liệu làm bánh phải ngon, tinh chọn. Bánh gói vuông vắn, chặt tay. Các khâu làm nghề đảm bảo vệ sinh, có kỹ thuật và luôn cần kinh nghiệm. Ngay cả luộc bánh cũng cần tính toán thời gian, căn chỉnh nhiệt để bánh đúng độ chín tới.
Ông Nguyễn Văn Điềm - Làng bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Thái, huyện Thanh Trì cho biết, không chỉ tôi mà nhiều người rất tự hào về nghề truyền thống được cha ông để lại cho con cháu, thế nên phải nối nghiệp.
Bà Đặng Thị Mỹ Tho chia sẻ thêm, là người con của làng nghề nên đi đâu mọi người khen bánh Chưng Tranh Khúc ngon là rất vui vì mình cảm thấy rất tự hào và càng có tâm huyết để làm bánh.
Giữ nghề và tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh, bánh Chưng Tranh Khúc vẫn đang mở rộng thị trường và xuất khẩu. Đưa món ăn truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về đến các thị trường mới, ngoài thị trường Tết Việt.
Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.
Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.
Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.
Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.
Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.
0