Đi 'chợ hai nhăm', chợ Tết trẻ em

Phiên "chợ hai nhăm" là phiên chợ cuối cùng của năm nhưng cũng là phiên chợ được người dân làng Dục Nội (xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội) mong chờ nhất trong năm. Gọi là "chợ hai nhăm" bởi chợ được họp vào ngày 25 tháng Chạp, với chủ yếu khách hàng là các em nhỏ.

Thôn Dục Nội (tên nôm làng Dộc) là một vùng đất cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 25 km về phía Bắc. Dục Nội cũng là một trong những thôn có diện tích và dân số vào loại lớn nhất ở huyện Đông Anh. Chính vì vậy mà nhắc tới chợ của thôn Dục Nội hay còn gọi là chợ Dộc thì ở Đông Anh đa phần ai cũng biết, bởi một thời đó là trung tâm giao lưu cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay, dẫu không còn là trung tâm, nhưng chợ Dộc vẫn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, mà ấn tượng nhất, thú vị nhất chính là phiên chợ ngày 25 tháng Chạp hàng năm.

Chợ Dộc vốn là một chợ phiên chỉ mở chính vào ngày năm và ngày mười. Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ chính thức cuối cùng của năm. Người dân Dục Nội vẫn gọi tắt là “chợ hai nhăm” và coi đây là phiên chợ tất niên.

Từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà.

Phiên chợ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch là phiên chợ duy nhất mà các bà các mẹ nội trợ thôn Dục Nội và cả các vùng lân cận không phải đi một mình bởi đây là phiên chợ của gia đình, với sự xuất hiện đông đảo của những người đàn ông và đặc biệt là các em thiếu nhi. Vì thế mà nhiều người gọi đây là phiên “chợ thiếu nhi”, "chợ trẻ em"…

"Chợ hai nhăm" mở rất sớm (khoảng 4 giờ sáng), nên ngay từ tối hôm trước, những đứa trẻ con trong gia đình đã được ông bà, bố mẹ cho tiền để ngày mai đi ra chợ vui chơi, ăn quà. Đến khoảng gần 5 giờ sáng, mặc dù trời vẫn còn tối nhưng “chợ thiếu nhi” đã đông kín người, đặc biệt là trẻ em.

Phiên chợ có khách hàng chủ yếu là các em nhỏ. 

Người đi chợ Tết ở Dục Nội không chỉ để mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng mà họ còn tâm niệm đã ra tới chợ Dộc thì phải ăn quà… đặc biệt là đặc sản cháo Cói.

Người làng Dộc kể, cháo Cói xưa kia là món ăn cứu tế người nghèo do một người đàn bà làng Cói làm và trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Hùng. Đến ngày nay là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói là một đặc sản mà chỉ Dục Nội mới có.

Cháo Cói được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn, do vậy, món ăn rất mịn. Cháo Cói ngày nay thường được ăn với ruốc lợn xé nhỏ. Mùi thơm và sự đặc quyện của bột gạo làng quê cộng với vị ngọt của thịt lợn và gia vị tạo nên hương vị ngọt đậm trong cổ họng gây thương nhớ đối với người đã từng thưởng thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.