Làng nghề sôi động sản xuất phục vụ thị trường Tết

Tết Nguyên đán đã cận kề. Thời điểm này, các làng nghề truyền thống đang chạy đua với thời gian để kịp đưa sản phẩm ra thị trường, phục vụ người tiêu dùng, với kỳ vọng có một mùa Tết bội thu, đủ đầy. Những ngày giáp Tết, không khí sản xuất tại làng nghề miến Minh Khai, huyện Hoài Đức cũng rất tất bật, rộn rã.

Đến làng nghề miến Minh Khai những ngày giáp Tết, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những giàn miến phơi trắng phau trên cánh đồng. Với người dân làng nghề miến, tháng Chạp, thời điểm giáp Tết là thời gian bận rộn nhất trong năm, cũng là tháng quyết định thu nhập của cả năm.

Bà Nguyễn Thị Hương - Xã Minh Khai - Hoài Đức: "Dịp Tết cuối năm năm nào cũng vội để phục vụ bà con nhân dân khắp miền đất nước. Mình muốn thời tiết lúc nào cũng đẹp để làm miến ngon, phục vụ bà con".

Làng nghề sôi động sản xuất cho thị trường Tết

Cơ sở sản xuất miến của gia đình ông Công Kiệt, máy móc hoạt động hết công suất, công nhân cũng luôn chân luôn tay để kịp những đơn hàng phục vụ dịp Tết. Mỗi ngày cơ sở của ông Kiệt cung ứng ra thị trường khoảng hơn 1 tấn miến. Để chủ động sản xuất, tránh phụ thuộc thời tiết, ông đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền máy móc tự động từ khâu tráng bánh, cắt miến, phơi sấy, bảo đảm nguồn hàng phục vụ Tết.

Ông Phí Công Kiệt - Chủ cơ sở miến dong Trung Kiên - xã Minh Khai - huyện Hoài Đức: "Áp dụng máy móc vào sản xuất, các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, sức tiêu thụ dịp Tết"...

Minh Khai chủ yếu vào cuối năm, bắt đầu sản xuất vào tháng 11, 12, chủ yếu cho các mặt hàng Tết

Không chỉ cơ sở của ông Kiệt, nhiều hộ gia đình kinh doanh quy mô vừa và nhỏ khác cũng hối hả cho thị trường dịp Tết.

Để nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm, bảo vệ thương hiệu làng nghề, xã Minh Khai đã xây dựng nhãn hiệu tập thể “Bún, miến, phở khô Minh Khai”.

Nhiều sản phẩm của làng nghề không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, mà đã xuất khẩu ra nước ngoài, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.

Quy mô sản xuất hộ gia đình. Sản lượng các hộ sản xuất lớn khoảng 1 tấn; các hộ sản xuất nhỏ lẻ 5-7 tạ/ngày

Chị Đỗ Thị Quyên - PCT UBND xã Minh Khai: "Sản xuất miến dong trên địa bàn xã Minh Khai chủ yếu vào cuối năm, bắt đầu sản xuất vào tháng 11, 12, chủ yếu cho các mặt hàng Tết. Trên địa bàn xã Minh Khai, miến dong có từ thập kỷ 60.

Đến nay, vẫn duy trì 40 hộ sản xuất miến dong. bún phở khô 200 hộ. Quy mô sản xuất hộ gia đình. Sản lượng các hộ sản xuất lớn khoảng 1 tấn; các hộ sản xuất nhỏ lẻ 5-7 tạ/ngày.

Đối với những tháng củ mật, chỉ mưa là dừng sx, người dân tập trung sản xuất tất cả các ngày, các tháng. Chúng tôi mong các cấp quan tâm, sớm quy hoạch điểm làng nghề, có chính sách hỗ trợ với các hộ sản xuất miến dong, sớm được công nhận thương hiệu miến Minh khai".

Nghề miến phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vì vậy người dân làng nghề Minh Khai mong muốn thời tiết mưa thuận gió hòa, để tạo ra những sản phẩm miến thơm ngon phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời sớm được công nhận thương hiệu cho sản phẩm miến dong Minh Khai để nâng tầm, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ Vân Hà được Hà Nội lựa chọn làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn khách trong và ngoài nước.