Tinh xảo nghề dát quỳ vàng làng Kiêu Kỵ

Cách trung tâm thành phố khoảng 15km, làng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) là ngôi làng độc nhất vô nhị của cả nước về nghề dát quỳ vàng, bạc.

Những kỹ thuật khéo léo của những  nghệ nhân làng nghề đã tạo nên các sản phẩm tinh xảo, riêng biệt, khiến Kiêu Kỵ trở thành làng nghề có một không hai tại Việt Nam. Theo thời gian, người dân nơi đây vẫn gìn giữ và tìm hướng đi mới để làng nghề truyền thống ngày càng phát triển.

Nghề dát quỳ vàng có rất nhiều công đoạn. Công đoạn nào cũng khó và quan trọng, mà sai số một chút là ảnh hưởng đến cả sản phẩm. Các công đoạn “cắt dòng” và “sang vàng” đều phải làm trong phòng kín. Đây là công đoạn không được dùng quạt, vì vàng sau khi quỳ rất mỏng, chỉ cần gió nhẹ cũng có thể làm bay những lá vàng. Hay, công đoạn “đập quỳ”, người đập quỳ phải đập liên tục trong khoảng một giờ đồng hồ, với sự tập trung cao, nếu không quỳ sẽ không đều, nát hoặc có thể sẽ đập vào tay. Ở Kiêu Kỵ, có nhiều gia đình đã bốn đời làm nghề, vì thế chuyện 'cha truyền con nối'  luôn tạo nên bề dày kinh nghiệm cùng những đôi bàn tay khéo léo.

Một thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng thành gần 1.000 lá vàng, có diện tích hơn 1m2. Bí quyết được truyền từ đời này qua đời khác của nghề quỳ vàng, bạc Kiêu Kỵ là công đoạn làm lá để đặt vào các miếng quỳ đủ độ dai, đàn hồi, không bị dính. Chính vì vậy, nghề làm vàng, bạc quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ kiên trì, cần mẫn, cẩn thận, tinh tế.

Toàn làng Kiêu Kỵ có gần 50 hộ gia đình kinh doanh vàng quỳ. Công việc sản xuất tại đây lúc nào cũng khẩn trương, sôi động hơn bao giờ hết. Sản phẩm làng nghề Kiêu Kỵ tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trong nước, tập trung nhiều ở Sơn Đồng – Hoài Đức, Đồng Kỵ – Bắc Ninh, Cát Đằng – Nam Định…

Sự nổi tiếng ấy, khiến nhiều công trình kiến trúc, di sản quý trên cả nước không thể thiếu bàn tay người Kiêu Kỵ trang trí, thếp vàng, thếp bạc nội thất. Mà, nổi bật trong rất nhiều công trình ấy, phải kể đến là: Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, một số công trình kiến trúc ở Huế, Hội An, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa ở thành phố Hồ Chí Minh, Miếu Bà Chúa xứ tỉnh An Giang, cùng nhiều khách sạn lớn trong cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.