Vương Linh vẽ Tết Hà Nội
Trong không gian ấm cúng, ngập tràn tiếng nhạc du dương, bức tranh Tết “Khi hoa đào nở” của họa sĩ Vương Linh dần hiện lên rực rỡ, đầy sức sống. Những nét vẽ uyển chuyển, mềm mại với tông màu hồng tươi sáng chủ đạo tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, rộn ràng sắc xuân.
Nữ họa sĩ tài năng sinh năm 1988 lựa chọn phong cách vẽ ấn tượng và hậu ấn tượng có pha chút lập thể. Cõ lẽ vì vậy mà dù ở chủ đề gì, những tác phẩm hội họa của Vương Linh luôn mang đậm chất lãng mạn, cổ tích và có phần mộng mơ. “Khi hoa đào nở” cũng là một trong những tác phẩm như vậy.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, Vương Linh lại say mê tìm kiếm cảm hứng để sáng tác, mong muốn truyền tải những cảm xúc tinh tế và sâu sắc về ngày lễ thiêng liêng này qua những tác phẩm mới.
Những tác phẩm Tết của cô như “Gia đình ngũ hổ” (2022), “Rồng trẻ con”(2024) đã tạo được tiếng vang lớn tại các kỳ triển lãm nghệ thuật. Vừa qua, tại Triển lãm Tết Tỵ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cô là một trong 16 họa sĩ của nhóm họa sĩ G39 tham gia trưng bày các tác phẩm về Tết Ất Tỵ 2025. Bên cạnh “Khi hoa đào nở”, Vương Linh còn gây ấn tượng mạnh với khán giả qua tác phẩm “Vòng Trường Sinh”.
Sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà 86 Hàng Bạc, tuổi thơ của Vương Linh gắn liền với phố cổ và nếp sống nơi đây. Có lẽ vì thế mà mỗi khi cầm cọ, nữ họa sĩ không chỉ khắc họa cảnh vật mà còn gửi gắm cảm xúc, tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội.
Là họa sĩ Việt Nam duy nhất lọt top 5% họa sĩ bán được nhiều tranh nhất năm 2020 thông qua Singulart có trụ sở tại Paris, trong những năm qua, tranh của Vương Linh đã chu du khắp nơi trên thế giới như Hongkong, Mỹ, Ý, Thụy Sỹ, Anh, Canada… trong đó có những tác phẩm về Hà Nội và Tết cổ truyền.
Những tác phẩm hội họa của Vương Linh không chỉ biểu đạt tính cá nhân mà còn như một sứ giả mang vẻ đẹp Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.
Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.
Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.
Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.
Giữa guồng quay của thời đại, nghệ nhân Nguyễn Hoàng Vinh vẫn âm thầm gìn giữ những nghi thức thiêng liêng của tín ngưỡng thờ Mẫu theo đúng phép tắc cổ truyền, để những giá trị tinh thần ngàn đời vẫn vững bền trước sóng gió thời gian.
Họa sĩ Hoàng Anh không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ trang phục dân tộc cho búp bê, mà còn cẩn trọng trong từng chi tiết, tỉ mỉ giữ lại những nét đặc trưng nhất từ chất liệu thổ cẩm, lụa truyền thống đến những đường kim mũi chỉ.
0