Hoa giấy Phù Đổng khoe sắc

Nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, làng nghề hoa, cây cảnh Phù Đổng là một vùng đất cổ trong hành lang “tam Cổ” (Cổ Loa, Cổ Pháp, Cổ Bi). Hình thành cách đây hơn 30 năm, Phù Đổng cũng là làng duy nhất trên địa bàn Thủ đô có nghề trồng hoa giấy.

Thời điểm này, làng nghề đang nhộn nhịp thu hoạch trưng cây bán trước Tết và sau Tết. Cùng với đó, Phù Đổng còn sở hữu nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch. Nổi bật nhất phải kể tới là nghề trồng cây cảnh và hoa giấy, đã được UBND huyện Gia Lâm công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề.

Vài năm gần đây, hoa giấy được rất nhiều người dân mua về chơi Tết. Cây hoa giấy dễ chăm sóc, lại cho hoa quanh năm nên loại hoa này thường được nhiều người mua về đặt tại các công ty, biệt thự…

Hoa giấy Phù Đổng khoe sắc

Đến thời điểm này, đa phần cây hoa đều đã được đặt mua trước và vận chuyển đi khắp các vùng miền, hiện chỉ còn lại số ít cây ở vườn chờ vận chuyển. Những cây còn lại vẫn được những người nông dân chăm sóc cẩn thận.

Ông Vũ Văn Khoa - Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm chia sẻ, lượng tiêu thị đến thời điểm hiện tại rất tốt, nhiều nhà vườn đã hết cây, nhưng giá thành bị thấp xuống. Năm ngoái, giá cây khoảng 1 triệu đồng, năm nay chỉ khoảng 600 - 700 nghìn đồng. Lượng tiêu thụ nhiều nhất là phân khúc hàng từ 2 triệu đổ lại và nhiều hơn là hàng 200 - 300 nghìn đồng/cây.

Bà Vũ Thị Luận - Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm cho biết, cây hoa giấy đẹp thứ nhất là cây có thân thẳng; thứ hai là mật độ lá dày, tươi; thứ ba là hoa phải biết hãm cách tưới và chăm hoa bón sao cho đúng thời kỳ ra hoa Tết.

Những cây hoa giấy được người dân chăm sóc cẩn thận để cho ra hoa đúng dịp Tết.

Cách đây hơn 20 năm, làng hoa giấy Phù Đổng chỉ có vài hộ theo nghề. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính. Hiện tại, cả xã Phù Đổng có hơn 500 hộ trồng hoa giấy.

Không chỉ đơn thuần là trồng hoa giấy theo cách truyền thống, người dân Phù Đổng còn nhanh nhạy lai tạo, uốn ghép thành nhiều kiểu dáng khác nhau, thích ứng với nhu cầu chơi hoa của khách hàng.

Toàn cảnh vùng đất trồng hoa giấy tại huyện Gia Lâm nhìn từ trên cao

Ông Vũ Văn Khoa - Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm chia sẻ, làng nghề hoa giấy Phủ Đổng đã có khoảng 30 - 40 năm, nhưng khoảng 3 năm gần đây mới thực sự phát triển mạnh. Những vùng trũng, không cấy được lúa, bà con chuyển đổi theo kế hoạch 06 của huyện Gia Lâm, chuyển sang trồng cây hoa giấy để tăng thêm thu nhập.

Vào tháng 11/2020, xã Phù Đổng đã nhận được quyết định công nhận "Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng". Đây là niềm vinh dự, tự hào của bà con trồng hoa giấy xã Phù Đổng. Cùng với đó, trong năm 2020 - 2021, UBND thành phố Hà Nội đã công nhận Điểm du lịch Phù Đổng.

Đó là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc thực hiện "Đề án phát triển du lịch xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, làng nghề trồng cây cảnh, hoa giấy Phù Đổng thuộc dòng sản phẩm du lịch sinh thái.

User
Ý KIẾN

Ngày Tết, ai cũng muốn ở nhà. Thế nhưng, nhiều chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ khi nào để đảm bảo bình an cho nhân dân.

Bắt đầu từ sáng mồng hai Tết Giáp Thìn, Trung tâm Di sản - Hoàng Thành Thăng Long bắt đầu mở rộng cửa đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn, tái hiện các không gian di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, lần đầu tiên, du khách sẽ được xem bộ phim 3D tái hiện nghi lễ Chính đán thời Lê, với lễ thiết triều đầu tiên của năm mới, thể hiện mong muốn một năm mới quốc thái, dân cường.

Tết đến, cùng với việc du xuân, thăm người thân, bạn bè, không ít người lựa chọn cho mình thú chơi độc đáo, nhiều ý nghĩa. Những thú chơi này đã được các thế hệ người Việt duy trì, tiếp nối, phát triển và trở thành những nét văn hóa truyền thống, độc đáo, giàu bản sắc, mang đậm không khí mùa xuân. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn này những thú chơi tao nhã ấy lại được nhiều người lựa chọn, hưởng ứng.

Từ nhiều năm nay, mỗi khi Tết đến, khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, khu vực hai con rồng Hồ Tây lại trở thành chợ đào quất lớn nhất của Hà Nội.

Trong đêm giao thừa và ngày đầu năm mới, sẽ có nhiều mặt hàng được bán như mía lộc, cành lộc hay những túi muối nhỏ. “Đầu năm mua muối” là một tập tục của người Việt ta. Theo người xưa, mua muối lộc là để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới ấm no, đủ đầy, mang đến sự mặn mà, gắn kết cho các thành viên trong gia đình, tăng thêm sự thuận hòa, no ấm.

Với mỗi người, bánh xe thời gian từ từ lăn đi, đưa chuyến tàu ký ức ngang qua ga đời lặng lẽ. Để lại ngổn ngang những “kiện hàng” kỷ niệm, chất chứa trong đó biết bao buồn vui, nghẹn ngào, được gói trọn lại trong buổi chiều 30 Tết, an bình và nhung nhớ. Hãy cùng “Nhớ Tết xưa” nhìn lại những đoạn phim quay chậm về ký ức một thời, về những cái Tết đáng nhớ, không thể nào quên của Hà Nội.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về Thủ đô luôn là nơi có nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí được tổ chức. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay thành phố lại triển khai nhiều hoạt động văn hóa quy mô lớn nhằm phục vụ như cầu của người dân. Tham quan Hà Nội vào dịp Tết này hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Trước đây, sinh vật cảnh chỉ là thú chơi tao nhã, niềm đam mê của số ít người có điều kiện kinh tế, giới văn nghệ sĩ, những trí thức về hưu... Nhưng mấy năm trở lại đây, thú chơi này đã được nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong dịp Tết đến xuân về.

Nhiều điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, điểm tham quan, vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô sẽ phục vụ người dân và du khách xuyên kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024.

Buổi sáng ngày 30 Tết, thời tiết Hà Nội thật đẹp trong cái lạnh đặc trưng của không khí đầu xuân. Mọi hối thúc, tất bật dồn lại từ những ngày cuối cùng của tháng Chạp đã tạm lắng xuống. Tín hiệu bình yên đầu tiên của năm mới đã có thể dễ dàng nhận ra ngay từ buổi sớm ngày cuối cùng trong năm.

Con đường làng buổi sáng cuối năm với cảnh nhộn nhịp người qua lại, kẻ đi sắm Tết, người về đoàn viên. Con đường ghi dấu ấn của bao bước chân đi về nhưng trong mỗi người đều khắc sâu trong tim hình bóng quê nhà. Ngày 30, con đường làng tiếp tục trở thành chứng nhân cho những niềm vui đoàn tụ, quầy quần ấm áp bên người thân, gia đình.

Cho đến khi năm tháng bồi đắp để chúng ta lớn lên và trưởng thành, sẽ có một lúc nào đó, ta nhận ra rằng: Tết không phải chỉ định lượng từ ngày 30 - ngày cuối cùng của năm cũ đến thời điểm hóa vàng, mà Tết sẽ bắt đầu kể từ khi những mùi rất riêng của nó len lỏi trong cái giá buốt của gió bấc những ngày tháng Chạp.

Không khí buổi sáng của ngày cuối cùng trong năm tại các vùng nội, ngoại thành Hà Nội như: Suối Yến (Mỹ Đức); Chùa Hương; Đường Lâm (Sơn Tây); Khu đô thị Time City; Phố cổ (Hoàn Kiếm) tràn đầy màu sắc. Cuộc sống của người dân trong buổi sáng 30 Tết đầy háo hức, chộn rộn chuẩn bị đưa tiễn năm cũ cùng những tâm sự và hy vọng gửi gắm vào năm mới Giáp Thìn 2024.

Trang phục áo dài truyền thống, áo dài cách tân đang được nhiều người lựa chọn là trang phục du xuân đón Tết. Cùng với đó, xu hướng giới trẻ mặc áo dài ảnh Tết đang ngày càng phổ biến đã giúp việc kinh doanh trang phục truyền thống khởi sắc trong những ngày cuối năm.

Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Mông Cổ, Triều Tiên, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Myanmar…Người Việt Nam với 54 dân tộc anh em có nhiều phong tục, tập quán, trong đó có những cách đón Tết vô cùng độc lạ, hiếm có trên thế giới.

Theo phong tục Tết truyền thống, mỗi dịp năm mới, trẻ sẽ được nhận tiền lì xì từ người lớn như một lời chúc tốt lành, may mắn. Tuy nhiên, những năm gần đây hầu như các bé chỉ biết nhận lì xì, thậm chí còn mở ngay ra xem được mừng tuổi nhiều hay ít, khiến người mừng rất ngại ngùng. Thậm chí, có những phản ứng khi tiền lì xì ít, khiến với nhiều người, tục lì xì đã mất đi nét đẹp văn hóa vốn có mà vô tình trở thành một áp lực.

Sống trong thời đại 4.0, Tết Nguyên đán của người trẻ không thể thiếu smartphone và mạng xã hội. Những cành mai, đào tươi thắm, không khí dọn nhà tấp nập hay các hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, xem pháo hoa, đi chùa đầu năm… đều được các bạn trẻ hào hứng chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Với mong muốn học sinh hiểu những giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền và luôn biết yêu thương, chia sẻ, nhiều trường học Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hoạt động ý nghĩa. Một lần nữa, không khí Tết cổ truyền đã được tại hiện tại trường học với nhiều cung bậc cảm xúc.

Những ngày cận Tết, tại các siêu thị, chợ và các cửa hàng bán lẻ, sức mua sắm hàng hóa Tết đã bắt đầu tăng.

Sau trào lưu chơi tranh thêu, tranh đá, tranh hiện đại...thời gian gần đây, xu hướng chơi tranh dân gian đang dần quay trở lại, trong đó rất nhiều người quan tâm, hứng thú với các tác phẩm của dòng tranh Đông Hồ. Để hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của dòng tranh dân gian này nhiều bạn trẻ đã tìm về Đông Hồ, trực tiếp gặp gỡ những nghệ nhân đã dành cả cuộc đời để gìn giữ, hồi sinh, phát triển dòng tranh độc đáo của dân tộc.

Nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, làng nghề hoa, cây cảnh Phù Đổng là một vùng đất cổ trong hành lang “tam Cổ” (Cổ Loa, Cổ Pháp, Cổ Bi). Hình thành cách đây hơn 30 năm, Phù Đổng cũng là làng duy nhất trên địa bàn Thủ đô có nghề trồng hoa giấy.

Một buổi chiều trước ngày tiễn ông Táo chầu trời, không khí mua sắm nhộn nhịp và hối hả lan tỏa tại nhiều chợ và các Trng tâm thương mại tại Hà Nội.

Chụp ảnh Tết đã và đang trở thành xu hướng mới giúp các bạn trẻ có được những khung ảnh đẹp cùng người thân, bạn bè để làm kỷ niệm sau này. Có không ít người đi làm cả năm, cả tháng và chỉ có ngày Tết mới được về với người thân nên họ sẽ muốn có những kỷ niệm đáng nhớ nhất.

Với không gian lung linh, rực rỡ sắc màu, mỗi khi Tết đến xuân về, chợ hoa Tết truyền thống Hàng Lược, Hà Nội lại thu hút đông đảo người dân đến tham quan và mua sắm. Năm nay, chợ hoa được tổ chức trên các tuyến phố cổ như Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Mã, không gian bích họa phố Phùng Hưng với nhiều mặt hàng hoa tươi, đào, đồ trang trí phục vụ người tiêu dùng và khách tham quan.

Ở Hà Nội có rất nhiều vùng trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng được trồng và bán quanh năm. Nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào dịp Tết, khi nhu cầu thị trường tăng cao. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân lại háo hức mua sắm, trang hoàng cho gia đình những chậu hoa, cây cảnh... Tết Nguyên đán đang gần kề, hiện nay các làng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã tấp nập người mua, bán.

Chơi hoa Tết mỗi nhà, mỗi vùng miền lại có những sở thích, đặc trưng khác nhau. Những bình hoa Tết cổ truyền của người Hà Nội thường có hai xu hướng: lọ hoa tổng hợp (với lay-ơn, thược dược, violet...) và bình hoa đơn loại. Để có được bình hoa đẹp trang hoàng rực rỡ cho ngôi nhà của bạn trong dịp Tết đến Xuân về, bạn hãy tham khảo hai cách cắm dưới đây,.

Không ai biết thú chơi hoa thủy tiên dịp Tết của người Hà Nội có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn đây không đơn thuần là một thú chơi giải trí, mà còn thể hiện nét tính cách thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội. Những năm gần đây, hình ảnh các bát hoa thủy tiên xuất hiện cùng không khí Tết ở nhiều nơi. Ít ai biết rằng, thú chơi này cũng đã từng trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử của Thủ đô.

Cặp quất được tạo hình rồng, biểu tượng của năm Giáp Thìn 2024 đang được chào bán với giá hơn 200 triệu đồng. Đây được xem là một trong những tác phẩm nổi bật nhất đang được trưng bày tại đường Lạc Long Quân, Hà Nội.

Có khi nào khi trời đất chập chùng mưa bụi. Những ngọn gió lạnh len lỏi vào xống áo, cây cỏ bỗng nảy chồi non, loang loáng sắc đào hoa xuống phố, thoang thoảng hương mùi già, bạn mới giật mình tự hỏi: Mùa Tết đã đến rồi ư?

"Đi công viên chơi đi!", cứ tầm mùng 3 Tết là mấy đứa bạn cùng khu tập thể lại chạy đến rủ rê. Ừ đi thì đi, sau những trò chơi thường nhật, chúc tụng gia đình họ hàng, găm tiền "mừng tuổi" lưng lửng túi, thì việc đi chơi cũng là cái thú ngày Tết, nhất là với đám trẻ nhỏ mười hai, mười ba như chúng tôi.

Mặc dù không có hình, có dáng nhưng mùi hương lại có sức mạnh đặc biệt khi có thể chiếm trọn cảm xúc, tâm trí, ký ức của chúng ta. Trong số nhiều mùi hương đã bám rễ trong tâm hồn mình, với tôi mùi của Tết sâu đậm, có khả năng gợi nhớ và có ý nghĩa thiêng liêng hơn cả. Những mùi hương thân quen ấy đã đi theo tôi qua bao năm năm tháng cuộc đời và giờ đây đã chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức. Để mỗi khi Tết đến, những mùi hương kỳ diệu ấy lại thức dậy khiến lòng dạ tôi nôn nao với những cảm xúc phấn chấn, bồi hồi khó tả.

Theo phong tục của người dân miền Bắc, cùng với quất cảnh, đào là một loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết. Bởi người xưa quan niệm, gỗ đào và màu rực rỡ của hoa đào có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn, nhiều tài lộc và bình yên cho năm mới.

Cuộc sống giờ đây đã có nhiều đổi thay nhưng dù có thay đổi đến thế nào thì mỗi khi đến Tết người Hà Nội lại không thể không nhớ về những cái "Tết cũ", "Tết xưa" với bao tình cảm nhớ thương, trân trọng. Tản văn dưới đây của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng sẽ giúp chúng ta hồi tưởng lại không khí Tết của cái thời chưa xa ấy.

Đã thành tập tục trong đời sống tinh thần của người Việt, trong nghi thức cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp của mỗi gia đình không thể thiếu cá chép. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là phương tiện để ông Táo về trời. Nhưng để chọn cá được đẹp, cũng như cách thả cá đúng cách sau nghi thức cúng như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Cứ mỗi năm tới dịp Tết về thì thứ không thể thiếu để trang trí tết trên bàn thờ gia tiên đó là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ ngày Tết không chỉ khiến không khí Tết lan tỏa khắp nơi mà còn mang ý nghĩa tâm linh hết sức quan trọng.

Vào ngày Rằm tháng Chạp hay ngày Tết Nguyên đán, trên ban thờ của gia đình nào cũng sẽ bày một mâm ngũ quả, trong đó chuối là loại quả không thể thiếu. Nhưng làm sao để chọn được nải chuối đẹp ưng ý thì không phải ai cũng biết. Vì thế các bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.

Trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết, nem rán là món ăn không thể thiếu. Nhưng làm như thế nào để những chiếc nem được chiên vàng ươm bắt mắt, ráo dầu, bên ngoài giòn tan, bên trong nhân khô… thì không phải chị em nào cũng biết. Dưới đây là những bí quyết để rán nem được giòn, ngon và hấp dẫn.

Gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng và bữa cơm ngày Tết. Công đoạn chặt gà đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự cẩn thận và khéo léo. Mời bạn cùng tham khảo cách chặt gà sau đây.

Trên mâm cỗ ngày Tết, gà luộc nguyên con là lễ vật không thể thiếu, ngoài cách luộc gà thông thường thì các chị em thường buộc cánh tiên. Dáng gà cánh tiên với phần đầu ngóc lên trên, cánh duỗi ra hai bên, chân quỳ tạo thành tư thế đẹp mắt. Người xưa cho rằng đây là dáng của gà đang chầu, thể hiện sự tôn kính với bề trên.