Rộn ràng làng hoa Tích Giang vào Tết

Ở Hà Nội có rất nhiều vùng trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng được trồng và bán quanh năm. Nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào dịp Tết, khi nhu cầu thị trường tăng cao. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân lại háo hức mua sắm, trang hoàng cho gia đình những chậu hoa, cây cảnh... Tết Nguyên đán đang gần kề, hiện nay các làng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã tấp nập người mua, bán.

Làng hoa cây cảnh Tích Giang những ngày này, những người nông dân không ngớt tay với các công việc chăm hoa, chăm cây.

Để có hoa phục vụ nhu cầu những ngày Tết, ngay từ đầu tháng 10 âm lịch, người dân nơi đây đã bắt đầu chuẩn bị mùa hoa Tết. Đặc biệt, khi bước sang tháng Chạp, công việc chăm sóc hoa càng tất bật hơn để đảm bảo hoa phát triển đúng độ, nở đều và đẹp đúng dịp Tết cổ truyền.

Công việc chăm sóc hoa càng tất bật hơn để đảm bảo hoa phát triển đúng độ, nở đều và đẹp đúng dịp Tết cổ truyền

Hiện toàn bộ diện tích hoa đều sinh trưởng, phát triển tốt, rất nhiều khách hàng đã đặt mua. Trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái, đang là mục tiêu xã Tích Giang hướng tới. Đề án đã được UBND huyện Phúc Thọ phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch khoảng 140ha.

Tại huyện Đan Phượng có 60 ha đất nông nghiệp, trong đó có 27 ha trồng hoa đồng tiền – một loại hoa rất được ưa chuộng vào dịp tết với ý nghĩa tài lộc và may mắn.

Để có hoa thu hoạch vừa đúng vào dịp tết Nguyên Đán, Ông Ngô Xuân Thường tại xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng cũng như nhiều hộ dân khác tại đây đã chuẩn bị từ vụ Thu. Hoa được trồng trong nhà kính cũng ít bị tác động của thời tiết hơn.

Rộn ràng làng hoa Tết

Năm nay, thời tiết khá phù hợp để trồng các loại hoa, cây cảnh Tết nên chất lượng hoa tốt hơn mọi năm, chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng. Nhiều lựa chọn nên thị trường hoa, cây cảnh năm nay được đánh giá là khá ổn định, với mức giá dao động từ 10.000 đồng/cây đến vài triệu đồng/chậu.

Với vườn hoa của anh Thảo tại huyện Mê Linh, theo xu thế của thị trường, anh đã trồng thêm nhiều giống hoa hồng mới như: hoa hồng Pháp, hoa hồng Hà Lan, hoa hồng Thái Lan... phục vụ nhu cầu khách hàng.

Nhờ chuyển dịch cơ cấu trồng hoa,cây cảnh nhiều hộ nông dân đã phát triển mô hình trồng hoa kiểng, hoa hồng thế, nâng cao thu nhập, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Với bà con nông dân, giai đoạn cuối năm rất bận rộn, mệt nhọc nhưng cũng gửi gắm vào đó nhiều kỳ vọng, mong ước về một vụ hoa được mùa, được giá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.