Nghệ nhân Hà Nội 'kết cỏ đan mây'

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lương (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những người tiên phong tạo ra sản phẩm đan lát từ sợi cỏ, dây mây xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, thay vì chỉ làm công việc chẻ gia công cây cỏ tế.

 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lương với niềm đam mê đan lát từ sợi cỏ tế.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã liên tục cho ra những mẫu mã sản phẩm đa dạng trên nhiều chất liệu, kiểu dáng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Nhiều sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đạt giải thưởng hoặc chứng nhận OCOP.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát từ cỏ tế, dây mây, bèo lục bình, bẹ ngô… xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo việc làm cho rất nhiều người dân trong vùng.

Những người thợ làm việc hăng say trong xưởng của nghệ nhân Nguyễn Thị Lương.

Đón xem "Kết cỏ đan mây" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 15/06/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.