Nghệ nhân Hà Nội: Khảm trai, cẩn ốc

Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.

Làng Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nghệ nhân Nguyễn Đình Hải với lòng đam mê vẫn theo đuổi nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế cao.

Nghệ nhân Nguyễn Đình Hải

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ được hình thành vào thời Lý với vị tổ nghề Trương Công Thành, một võ quan nhưng cũng giỏi văn chương, nghệ thuật. Dường như khiếu thẩm mỹ, sự tỉ mỉ, kiên trì… đã ngấm vào từng người thợ làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, để rồi hình thành những tuyệt kỹ và hun đúc nên những nghệ nhân.

Vẽ tạo mẫu cho sản phẩm khảm trai.

Theo nghệ nhân Nguyễn Đình Hải, khảm trai không phải là nghề đục đẽo, lắp ráp theo khuôn mẫu mà đó là cả một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhãn quan thẩm mỹ cao. Khảm trai, cẩn ốc có 6 công đoạn cơ bản: Vẽ mẫu, xen lọng (cưa trai), đục gỗ, gắn trai, mài khảm, đi nét và dùng sơn ta để làm rõ cho tiết bức tranh.

Kỹ thuật xen lọng, một kỹ thuật phức tạp trong khảm trai, cẩn ốc.

Tất cả các bước đều đòi hỏi ở người nghệ nhân phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác và kỹ thuật cao. Với những nỗ lực và cống hiến tromg việc giữ gìn phát huy truyền thống giá trị làng nghề, nhiều năm qua nghệ nhân Nguyễn Đình Hải vinh dự được vinh danh là Nghệ nhân làng nghề Việt Nam 2016 và Nghệ nhân quốc gia năm 2017.

Một vài tác phẩm khảm trai, cẩn ốc của Nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.
Hình ảnh: Nghệ nhân Nguyễn Đình Hải hướng dẫn kỹ thuật khảm xà cừ.

Đón xem "Khảm trai, cẩn ốc" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 06/07/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.