Nghệ nhân Hà Nội: Lòng son in giấy đỏ

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.
Nghệ nhân Đào Đình Chung (Kim Hoàng, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội).

Nhắc đến tranh Tết, nhiều người thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Ít ai biết tranh đỏ Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng xứ kinh kỳ.

Với những nét tươi vui trên màu giấy đỏ, tranh Kim Hoàng thường được treo trước cửa nhà vào những ngày xuân để mong cầu bình an, sung túc.

Những tranh gà, tranh lợn tươi vui trên màu giấy đỏ.

Tranh đỏ Kim Hoàng đã gắn liền với đời sống của người dân xứ Đoài suốt hơn 100 năm. Theo ghi chép, vào năm 1915, một trận lũ lớn làm vỡ đê Liên Mạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến nhiều bản khắc gỗ của dòng tranh đỏ bị cuốn trôi. Tranh Kim Hoàng rơi vào thất truyền, vắng bóng hơn bảy thập kỷ.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, tranh Kim Hoàng đã hồi sinh.

Nghệ nhân Đào Đình Chung, một người trẻ sinh ra và lớn lên ở làng Kim Hoàng, đã kế thừa và phát triển kỹ thuật tạo tác dòng tranh này.

Nghệ nhân Đào Đình Chung nặng lòng với dòng tranh Tết từng một thời nức tiếng xứ kinh kỳ.

Kỹ thuật in, vẽ tranh đỏ Kim Hoàng qua bàn tay của nghệ nhân Đào Đình Chung.

Sau hơn bảy thập kỷ thất truyền, tranh đỏ Kim Hoàng đang dần hồi sinh ngay chính tại nơi nó sinh ra bởi nghệ nhân trẻ Đào Đình Chung.

Nghệ nhân Đào Đình Chung và không gian của Tranh đỏ Kim Hoàng

Đón xem "Lòng son in giấy đỏ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 22/06/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.