Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” 2022

Sáng 11/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2022.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2022.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” sẽ có những hoạt động chính: Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc; Giải vô địch anh tài vật dân tộc quốc gia; Tái hiện lại những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc; Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc; Trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc; Hội thảo giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...

Đặc biệt, lần đầu tiên diễn ra Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 diễn ra từ ngày 18 đến 20/11, quy tụ sự tham dự của gần 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn các tỉnh phía Bắc.

Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2021 được tổ chức tại Làng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Điểm nhấn là màn trình diễn trang phục dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc tại khu vực Sân Lễ hội Làng III. Các đoàn sẽ tham gia trình diễn trang phục ngày thường, lễ hội, lễ cưới… Đi kèm với sự kiện này còn có không gian trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số với các sản phẩm nghề dệt, trang phục gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc.

Liên hoan là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch; Khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Liên hoan cũng nhằm mục đích cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khu vực phía Bắc trong nền văn hoá đa dạng mà thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.

Hồ Hoàn Kiếm mùa nào cũng đẹp. Tháng 5 khi hè về, không gian được tô điểm thêm màu hồng hoa phượng và sắc tím bằng lăng.

Chỉ còn 3 tuần nữa học sinh bắt đầu nghỉ hè nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cao. Để kích cầu cho “mùa vàng” này, các doanh nghiệp lữ hành đã tung nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng.

Festval Huế năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7/6 đến ngày 12/6 tới. Điểm nhấn của Festival Huế năm nay là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hoá hội nhập và phát triển”.

Hà Nội sẽ lần đầu tổ chức Lễ hội Sen năm 2024 trong 5 ngày của tháng 7 tới tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Với lịch sử hơn 1000 năm, làng lụa Vạn Phúc là nơi chứa đựng những bí quyết dệt lụa của những người nghệ nhân tài ba. Kiên trì và tâm huyết, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã khôi phục được một loại sản phẩm tơ lụa tưởng chừng như đã thất truyền - lụa Vân, một loại lụa quý hiếm, đặc trưng của làng Vạn Phúc.