Giữ lửa chèo ở Đại Thành

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Về Đại Thành, huyện Quốc Oai, từ các con ngõ nhỏ dẫn vào các hộ dân trong làng đã nghe văng vẳng những câu hát chèo trong veo, hồn hậu.

Là chủ nhiệm câu lạc bộ chèo thôn Tình Lam, xã Đại Thành hiện nay, ông Nguyễn Phúc Hậu chưa bao giờ nguôi nhiệt huyết giữ lửa và truyền thụ những làn điệu chèo của quê hương Đại Thành.

Đây là nơi mà những người cao tuổi, với lòng yêu nghề và tâm huyết, đã và đang nỗ lực gìn giữ và truyền dạy làn điệu chèo truyền thống cho thế hệ trẻ. Đã có những thời điểm trên mảnh đất này, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết hát chèo, nhất là các làn điệu chèo truyền thống. Những câu hát chèo thiết tha cứ thế theo người dân đi cấy, đi gặt, làm đồng, làm bãi...

Nhưng, sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại từng khiến cho làn điệu chèo ở Đại Thành không được thế hệ trẻ của làng quan tâm như trước.

Những người nông dân Đại Thành đã làm mới chèo để thu hút khán giả bằng cách thành lập CLB những người yêu chèo.

Lo lắng làn điệu chèo Đại Thành bị mai một, những người nông dân "quê nhãn" Đại Thành đã làm mới chèo để thu hút khán giả. Việc đầu tiên khi khôi phục chiếu chèo ở làng là phải lôi kéo được những người hát hay, yêu chèo vào CLB.

Mỗi tiết mục biểu diễn không chỉ là công sức tập luyện mà còn là tình cảm và tâm huyết của từng người dành cho chèo." Suốt nhiều năm qua, những buổi tập chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đại Thành.

Các buổi tập không chỉ tạo ra một không gian giao lưu, gắn kết cộng đồng mà còn giúp người dân Đại Thành phát gìn giữ, phát triển nghệ thuật truyền thống của quê hương.

Suốt nhiều năm qua, những buổi tập chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Đại Thành. 

Trong không gian yên bình, ngoài tập luyện cho các buổi biểu diễn, trong những buổi sinh hoạt của CLB chèo, mọi lứa tuổi từ người già tới trẻ em đều nỗ lực với lòng yêu nghề và tâm huyết cháy bỏng. Họ cố gắng với mong muốn gìn giữ và truyền dạy làn điệu chèo truyền thống của Đại Thành sống mãi. 

Mỗi dịp cuối tuần, các em thiếu nhi lại háo hức tập trung tại ngôi nhà chung của CLB chèo. Có những người cao tuổi đã gắn bó với nghệ thuật chèo suốt cả cuộc đời, đang chuẩn bị sẵn sàng để truyền dạy những giai điệu, những bài học về chèo cho các em.

Trong mỗi buổi học, các em không chỉ được học hát mà còn được hướng dẫn từng cử chỉ, điệu bộ, cách cảm nhận và truyền tải cảm xúc qua từng câu hát. Bà Sang, thành viên của CLB chèo thường nói: "Chèo không chỉ là nghệ thuật biểu diễn, mà còn là cách để chúng ta cảm nhận và truyền tải tình cảm, lòng yêu thương đối với quê hương, gia đình."

Mỗi dịp cuối tuần, các em thiếu nhi lại háo hức tập trung tại ngôi nhà chung của CLB chèo.

Nhờ sự nỗ lực và tâm huyết của những người cao tuổi, chèo không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển, trở thành niềm tự hào của người dân Đại Thành. Những thế hệ trẻ hiện nay đã và đang được truyền cảm hứng và động lực để tiếp tục duy trì, phát huy nghệ thuật chèo, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa của dân tộc.

Chèo không chỉ là nghệ thuật mà còn là linh hồn, là hơi thở của cuộc sống người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc truyền dạy và phát triển hát chèo ở Đại Thành cùng với rất nhiều làng quê khác hiện nay như một minh chứng sống động cho tình yêu và sự kiên định của người dân đối với nghệ thuật truyền thống. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.