Độc đáo tục ăn "Tết lại" của nhiều làng ở Hà Nội

Hàng năm, sau khi hết 3 ngày Tết Nguyên đán, người dân tại một số xã ngoại thành Hà Nội tất bật chuẩn bị ăn... "Tết lại". Tùy theo từng làng, từng thôn mà tục ăn "Tết lại" được tổ chức khác nhau nhưng tất cả đều làm toát lên một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, độc đáo ở nhiều làng quê ngoại thành Hà Nội..

Trước kia, tục lệ ăn "Tết lại" diễn ra ở nhiều làng quê vùng ngoại thành Hà Nội như: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai... nhưng đến nay, chỉ còn một số xã còn tồn tại tục lệ độc đáo này.

Tại huyện Sóc Sơn, "Tết lại" không được tổ chức cùng ngày, mỗi thôn tại các xã của Sóc Sơn có ngày ăn "Tết lại" khác nhau. Thôn Đồng Giành (xã Đông Xuân) ngày mùng 4, thôn Kim Trung (xã Kim Lũ) ngày mùng 5, thôn Lai Sơn (xã Bắc Sơn) ngày mùng 8, thôn Đức Hòa (xã Đức Hòa), thôn Tiên Chu, Lam Lý, Lương Đình (xã Bắc Sơn) ngày mùng 10 hay thôn Xuân Kỳ (xã Đồng Xuân) ngày 22 âm lịch. Cứ như vậy, thôn này qua thôn kia cùng ăn Tết, rải rác khắp tháng Giêng. 

Hầu như không ai biết rõ nguồn gốc của tục lệ ăn "Tết lại", kể cả những cụ ông cụ bà nhiều tuổi nhất làng. Khi họ sinh ra đã thấy, hết 3 ngày Tết đi (Tết Nguyên đán), dân làng lại rục rịch chuẩn bị "Tết lại". 

Theo người dân nơi đây, tục ăn Tết lại rất có ý nghĩa về mặt tình cảm, bởi đó là lúc mà họ được mời anh em, họ hàng ở khắp nơi về chơi. Tết lại chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng người dân vẫn gói bánh chưng, làm giò bó, chuẩn bị nhiều món ăn để mời mọc bạn bè, anh em. 

Cũng tổ chức đón "Tết lại", song người dân làng giò chả Ước Lễ (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) chỉ tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng. Vào ngày này, con cháu trong làng dù đang sinh sống, lập nghiệp ở đâu cũng cố gắng thu xếp công việc, tập trung đông đủ để sum họp và thăm nom bà con, họ hàng.

Theo những bậc cao niên trong làng cho biết, “Tục lệ ăn “Tết bù” đã có ở Ước Lễ từ nhiều đời nay là do làng có nghề làm giò chả. Bởi thế, khi cả nước tưng bừng đón Tết dân tộc thì người dân làng Ước Lễ bước vào thời điểm bận nhất của nghề, không có thời gian mua sắm hay chúc nhau ngày Tết. Khi hết Tết Nguyên đán, nhịp sống trở lại bình thường, dân làng Ước Lễ mới chính thức đón Tết “bù” hay dân làng vẫn gọi vui với nhau là ăn Tết lại.

Điểm đặc biệt trong dịp "Tết bù" của người làng Ước Lễ là sau khi thắp hương tổ tiên, dâng lễ thần hoàng làng tại đình cổ, người ta sẽ đi tảo mộ ở nghĩa trang làng ngay trong ngày và thưởng thức mâm cỗ gia đình với một món ăn không thể thiếu đó chính là thịt chó. Vào những ngày này, trên mâm cỗ của mỗi hộ gia đình tại Ước Lễ phải có thịt chó ăn kèm với lá mơ mới được coi là "ăn Tết" trọn vẹn.

Không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng ở một số địa phương, Tết lại vẫn là một phong tục không thể thiếu, là món ăn tinh thần và là một nét đẹp văn hóa, truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà ở dành cho công nhân do nhiều công ty đầu tư đã và đang mang lại nhiều lợi ích, giúp người lao động yên tâm gắn bó với công ty.

Vẫn là những nguyên liệu từ xưa đến nay như bột gạo, đậu xanh, đường, thêm chút vừng … những chiếc bánh rán nhỏ nhắn, vàng ruộm vẫn được nhiều người yêu thích bao năm nay.

Trong kháng chiến, Hòa Xá là nơi chuyên sản xuất, cung cấp cho quân đội màn xô chống muỗi. Ngày nay, nghề truyền thống của làng vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Không ít bạn trẻ lựa chọn lối sống độc thân. Dù có nhà, có gia đình, cha mẹ, song họ vẫn muốn thuê một căn hộ nhỏ để sống một mình.

Những bức tranh bích hoạ vừa được thực hiện tại vườn hoa Cửa Nam. Các poster giới thiệu tà áo dài Việt Nam với nhiều mẫu mã tân thời giúp cho khu phố thêm sinh động.

Áp lực từ cuộc sống và công việc khiến cho ngày càng có nhiều người tìm đến yoga cười như cách để tái tạo năng lượng tích cực cho bản thân và những người xung quanh.