4 trẻ đuối nước nguy kịch do cấp cứu sai cách

Bệnh viện Nhi Trung ương tuần qua tiếp nhận 5 trẻ đuối nước, trong đó một trẻ đã hồi phục tốt, 4 trẻ nguy kịch do cấp cứu sai cách.

Gia đình bé gái vừa thoát khỏi khủng hoảng sợ hãi khi em bé bị rơi vào tình trạng nguy kịch, suy hô hấp do bị đuối nước trong lúc tập bơi. Người nhà bệnh nhi cho biết: ''Khi thấy con có biểu hiện lạ, tôi đã lập tức bế bé lên thì thấy tím tái".

Trẻ được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nặng, sau 3 ngày, trẻ đã cai được máy thở. Đây là trường hợp duy nhất hồi phục nhanh chóng do được sơ cứu đúng cách.

Trong 1 tuần, 4 trẻ đuối nước nguy kịch do cấp cứu sai cách.

Chỉ trong tuần qua, ngoài bé gái đã hồi phục, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận thêm 4 trường hợp trẻ bị đuối nước trong tình trạng nguy kịch suy đa cơ quan, suy hô hấp và suy tuần hoàn. Bác sỹ buộc phải tiến hành lọc máu, cho trẻ thở máy. Đến nay đã có 2 trẻ cai được máy thở, 2 trẻ còn lại vẫn trong tình trạng nặng. 4 trẻ này đều được sơ cấp cứu ban đầu sai cách.

Đến hôm nay còn 2 trẻ vẫn đang phải tiếp tục thở máy.

Việc sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu ôxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút. Qua thời điểm này, não có thể tổn thương không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh.

Việc dốc trẻ lên vai rồi chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược vào đường thở, chậm trễ hồi sức tim phổi, làm mất thời gian vàng cấp cứu, thậm chí gây thêm các tổn thương. Theo ThS.BS Hoàng Ngọc Cảnh, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, các trẻ đều được vác chạy 5-10 phút, làm chậm trễ thời gian cấp cứu. Cấp cứu ban đầu với người đuối nước là ép ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.