Sống ở nhà mặt phố

Thành phố thức giấc bởi những âm thanh quen thuộc mỗi ngày. Sự vận động của các con phố, từng ngôi nhà tạo nên nét riêng cho khu phố cổ Hà Nội.

Sự vận động của các con phố, từng ngôi nhà tạo nên nét riêng cho khu phố cổ Hà Nội.

Đánh thức ngày mới là thanh âm của cuộc sống trên các đường phố và trong mỗi ngôi nhà. Những căn nhà trên phố hàng trăm năm vẫn hàng ngày được sử dụng mặt tiền để kinh doanh, sinh sống.

Giá trị cao, dễ buôn bán, giao dịch, những ngôi nhà mặt phố luôn là kế sinh nhai của hầu hết người hàng phố.

Nhà mặt phố chứa đựng nhiều tính cách riêng cho phố cổ.

Người hàng phố có nhanh nhạy nhưng cũng điềm đạm, chậm rãi; bận rộn và cũng nhàn nhã. Nhà mặt phố chứa đựng nhiều tính cách riêng cho phố cổ.

Anh Trần Hoài Nam, một người dân sinh sống ở Thuốc Bắc (quận Hoàn Kiếm), sở hữu căn nhà 100 m2 với mặt tiền hơn 4m là một khoảng không gian lý tưởng của khu phố cổ Hà Nội để ở và kinh doanh, buôn bán.

So với nhiều căn nhà khác cùng phố Thuốc Bắc, nhà anh Nam có nhiều ưu điểm bởi vuông vắn và diện tích rộng, nhưng với anh, căn nhà chủ yếu được trang hoàng để trưng bày, để chơi. Anh săn sóc cho không gian này mỗi ngày bằng sự rảnh rỗi và dành không gian này cho những buổi uống cà phê ngắm phố, hoặc đón tiếp bạn bè.

Những người hàng phố khi rảnh, vẫn thường sang uống trà, ngắm phố.

Những người hàng phố khi rảnh, vẫn thường sang uống trà. Người ta thích một khoảng xanh tươi yên ả giữa khu phố bán buôn sầm uất.

Mỗi căn nhà mặt phố đều có những đặc điểm riêng. Ngoài kinh doanh thì nó còn là phần hồn cho khu phố cổ, cho những con người hàng phố, chỉ để chơi theo cách riêng của họ.

Quyên Phan

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố thức giấc bởi những âm thanh quen thuộc mỗi ngày. Sự vận động của các con phố, từng ngôi nhà tạo nên nét riêng cho khu phố cổ Hà Nội.

Chuyện ở làng quê có nhiều cái lạ với một nhà văn già sống ở thành phố. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay, mà các nhà văn hóa thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng. Các cụ xưa thường nói còn làng là còn nước phải không?

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa nắng, mùa mưa...và mùa lá rụng rất đẹp, lãng mạn, đầy quyến rũ.

Giật mình tỉnh giấc giữa canh khuya, có tiếng con chim cuốc văng vẳng dội vào không gian vắng lặng, lọt qua thính giác xâm chiếm tâm hồn tôi. Thanh âm da diết ấy khuấy động khiến trong tôi khắc khoải bao nỗi niềm mà không sao nối tiếp giấc mơ còn dang dở.

Vậy là tháng tư đã về. Vào một ngày tháng tư năm đó có một cô gái đến Hà Nội, và cô xa Hà Nội cũng vào một ngày tháng tư. Người xa khuất, tháng năm như nước chảy qua cầu, chỉ còn ký ức là ở lại. Hà Nội và tháng tư không biết tự bao giờ đã để lại trong trái tim cô một nỗi nhớ sâu đậm khó phai.

Có một người con gái miền Nam biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.