Những người làm duyên cho túi
Chị Minh Phương thuộc thế hệ 9X, sinh ra và lớn lên tại vùng ngoại thành của Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, chị Phương làm việc trong ngành xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm hai năm sinh sống tại nước ngoài.
Từ khi quay về Việt Nam vào năm 2021, chị nghỉ việc hành chính và bắt đầu khởi nghiệp với hành trình làm duyên cho những chiếc túi xách từ chất liệu cỏ bàng, lá buông và lục bình. Đến đầu năm 2024, chị chính thức ra mắt sản phẩm mang thương hiệu của mình.
Tuy mở thương hiệu túi xách thêu ruy băng tại Hà Nội chưa lâu nhưng chị Phương đã có được khá nhiều khách hàng quen, thân thiết. Họ không chỉ là những phụ nữ Hà Nội duyên dáng, mà còn cả khách hàng ở trong và ngoài nước.
"Qua một thời gian làm xuất nhập khẩu với khách nước ngoài và hai năm sinh sống tại Mỹ, tôi cũng nắm được thị hiếu của khách nước ngoài rằng họ rất thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mình. Tôi luôn nung nấu ý định muốn mang sản phẩm của Việt Nam, của Hà Nội giới thiệu cho các bạn bè quốc tế" - Chị Phương chia sẻ.
Không chỉ mang bán sản phẩm bằng chất liệu thân thiện với môi trường, được trang trí các mẫu thêu ruy băng lạ mắt, độc đáo, mà ở khâu chăm sóc khách hàng, chị Phương cũng luôn chu đáo, cẩn thận.
Đảm nhận phần tìm hiểu thị trường, thiết kế mẫu mã cũng như đặt hàng các nguyên liệu mộc, chị Phương thường tham khảo ý kiến của những bạn thợ lành nghề tại xưởng để luôn có nhiều sáng tạo và đổi mới trong các mẫu túi đưa ra thị trường.
Những buổi dã ngoại thêu ngoài khung cảnh thiên nhiên luôn là một phần trong các hoạt động của chị Phương cùng những bạn thợ. Giữa bầu không khí trong lành của những buổi sớm mai, mùi thơm mát của cỏ cây, hoa lá, ríu rít tiếng chim hót trên những vòm cây, đây là nơi lý tưởng để các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo, thiết kế lên những mẫu hoa cỏ sinh động, làm duyên cho những chiếc túi xách với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, phù hợp với sở thích, nhu cầu đa dạng của phụ nữ, đặc biệt hợp với tính cách tinh tế, duyên dáng của người Hà Nội.
Để có được những sản phẩm ưng ý đến tay khách hàng, những người thợ thêu tài hoa của xưởng thiết kế như chị Hà đều phải rất tâm huyết với nghề. Việc thêu ruy băng trên túi không hề đơn giản, nhưng những phản hồi tích cực của khách hàng về sản phẩm là nguồn khích lệ rất quý giá để các chị thêm yêu nghề thêu thủ công truyền thống của mình.
Những chiếc túi vừa được hoàn thiện sẽ được quay clip mẫu ngay tại khung cảnh thiên nhiên xanh mát. Đây cũng là cách quảng cáo thông minh, trực tiếp chuyển tải thông điệp xanh đến khách hàng yêu thích hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Xã Tuy Lai là một vùng đất nông nghiệp thuần túy thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong những lúc nông nhàn, những người phụ nữ ở đây làm thêm nghề thêu tay trang trí hoa văn trên các mặt hàng như: khăn trải bàn, mặt ngoài của túi xách, các mẫu hoa văn theo đơn đặt hàng của khách.
Những người phụ nữ trong tổ thêu của xã luôn kế thừa và phát huy nghề thêu cổ truyền. Và hiện tại, việc kết hợp với những bạn trẻ có tài thiết kế, kinh doanh, những mẫu thêu lên túi cói đã giúp các chị phát triển được tay nghề, cũng như được nhiều khách hàng biết đến.
Chị Bùi Thị Phượng - xã Tuy Lai - huyện Mỹ Đức cho biết: "Nghề thêu đã có từ khoảng 50 - 60 năm. Bà truyền lại cho mẹ, mẹ lại truyền nghề cho tôi. Dần dần tôi quen với nghề, đến giờ đã được khoảng 30 năm. Từ những năm 2008, 2009 đã bắt đầu tìm việc thêu cho các chị em trong xã."
Hà Vi và Huệ Chi là hai bạn trẻ sinh đầu những năm 2000. Sau khi tốt nghiệp loại Giỏi tại trường Đại Học Thương Mại và làm việc cho một số tập đoàn lớn, đến đầu năm 2024, Hà Vi đã kết hợp cùng bạn Huệ Chi để cho ra mắt thương hiệu túi xách thêu thủ công của mình. Tổ thêu của chị Phượng cũng là một trong những xưởng thêu chính cho thương hiệu túi xách của hai cô gái trẻ nhưng đầy bản lĩnh và kinh nghiệm này.
Để lên được những mẫu túi cói thêu hoa vừa trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần tinh xảo, duyên dáng, Hạ Vi và chị Phượng thường rất cầu kỳ trong việc tìm nguồn nguyên liệu, sao cho phải vừa đẹp, vừa bền, tuy giá thành cao, nhưng lại đảm bảo về chất lượng.
Trong nhịp sống hiện đại của Thủ đô, những giá trị truyền thống không hề mai một, mà đang ngày càng được bảo tồn và phát huy rực rỡ, nhờ vào lớp người trẻ năng động và nhiệt huyết. Những người phụ nữ Hà Nội này không chỉ thổi sức sống mới vào từng mũi kim khâu, biến những chiếc túi xách thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mới lạ, sống động, mà họ còn tiếp nối và làm rạng danh nghề thêu thủ công cổ truyền, giữ vững hồn cốt văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
0