Rượu nếp, món ăn không thể thiếu dịp Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, tháng 5 âm lịch là thời điểm có nhiều dịch bệnh do thời tiết nóng bức, ẩm ướt. Một số món ăn, trong đó có rượu nếp, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

Tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan dương hoặc Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này có nhiều món ăn đặc trưng, trong đó rượu nếp là món phổ biến nhất.

Tượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Theo dân gian, việc ăn rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ được xem là một cách để tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể.

Rượu nếp là một món ăn có cồn không qua chưng cất. Quá trình làm rượu nếp bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi, để nguội và ủ với men.

Quá trình làm rượu nếp bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi, để nguội và ủ với men.

Ở miền Bắc, rượu nếp được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm, gạo được giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài, ủ lên men với men rượu. Ở miền Trung và miền Nam, rượu nếp thường được làm từ gạo nếp ủ cùng men rượu hoặc men ngọt.

Rượu nếp lên men nhẹ, chua chua ngọt ngọt, là món ăn yêu thích của nhiều người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), trên mâm lễ cúng gia tiên của nhiều gia đình không thể thiếu món rượu nếp thơm nồng truyền thống.

Chén trà sen đầm Trị - Tây Hồ tỏa hương mãi trong lòng những người yêu trà mỗi khi nhắc đến. Đó là dấu ấn riêng của trà sen Tây Hồ.

Quẩy Hà Nội chẳng cầu kỳ, phức tạp nhưng lại là một trong những món ăn kèm ưa thích của nhiều người.

Việc nâng tầm giá trị ẩm thực Hà Nội, xây dựng thành sản phẩm du lịch ẩm thực đang được thành phố quan tâm, góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Một sớm cuối tuần, sau những bộn bề công việc, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi nhâm nhi một tách trà ướp sen Tây Hồ để cảm nhận hương thơm tinh khiết của hoa và dư vị ngọt dịu tan chậm trong miệng. Trà sen Tây Hồ, thức uống mang đậm nét văn hóa, tinh tế của người Hà thành, là món quà quý cho những người đi xa nhớ về miền đất kinh kỳ.

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.