Bắc Kạn: Chuẩn bị "Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP"

Từ ngày 02- 05/12, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức sự kiện "Tuần lễ giới thiệu Miến dong và các sản phẩm OCOP, sản phẩm bản địa tỉnh Bắc Kạn năm 2022"

Sự kiện diễn ra với quy mô 24 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Trong đó, tỉnh Bắc Kạn: 22 gian hàng; Thành phố Hải Phòng tham gia 02 gian hàng.

Miến dong, gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn - Bắc Kạn. ( Ảnh báo Bắc Kạn)

Sản phẩm trưng bày là các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn: Miến dong, gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, thịt lợn chế biến, bún khô, phở khô, dược liệu, chè, trà mướp đắng rừng, trà bí xanh thơm, sản phẩm từ củ nghệ (curcumin nghệ, tinh bột nghệ), hồng không hạt, cam, quýt... và các sản phẩm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.

Miến dong là sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (năm 2021), là sản phẩm được chế biến từ 100% củ dong riềng nguyên liệu tại địa phương, sản phẩm có màu sắc: trắng xám sáng, hơi đục, hơi ánh vàng với hàm lượng Vitamin B1: 6,17- 9,04 (ug/100g tinh bột), miến dong có độ ngon, dai, dẻo, khi nấu không bị nát, ăn có vị đậm và có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người sử dụng, ít đường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 09 sản phẩm miến dong được cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao trở lên (trong đó có sản phẩm Miến dong Tài Hoan được công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia (5 sao) và 08 sản phẩm 3 sao) và có 02 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 (Miến dong Tài Hoan và Miến dong Nhất Thiện). Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO: 22000, trong đó từ năm 2020 sản phẩm Miến dong Tài Hoan đã được xuất khẩu sang thị trường EU (Cộng hòa Séc), điều này đã mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Kạn.

Ngoài ra, đến nay Bắc Kạn đã có 156 sản phẩm OCOP với 144 sản phẩm 03 sao, 11 sản phẩm 4 sao, 01 sản phẩm 5 sao; có 03 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là: Miến dong, quýt, hồng không hạt; 03 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể là: Gạo bao thai Chợ Đồn, gạo Khẩu Lua Lếch Ngân Sơn, Chè shan tuyết Bằng Phúc.

Miến dong, Nano Curcumin nghệ, Tinh bột nghệ, Bí xanh thơm, Bún khô, Phở khô, Gạo Japonica và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn,.. là các sản phẩm đặc sản, đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn.

Việc tổ chức sự kiện sẽ quảng bá, giới thiệu và kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Miến dong, các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm nông sản đặc trưng, có thể mạnh của tỉnh Bắc Kạn; hình thành các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nhà phân phối; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn phát triển sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, liên kết thị trường theo chuỗi giá trị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ Vân Hà được Hà Nội lựa chọn làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn khách trong và ngoài nước.

Làng nghề Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thường Tín nổi tiếng xa gần với nghề làm Bánh Chưng. Dịp cuối năm, cao điểm nhất là những ngày giáp Tết Nguyên Đán, không khí sản xuất nơi đây càng thêm tất bật.

Sau trào lưu chơi tranh thêu, tranh đá, tranh hiện đại...thời gian gần đây, xu hướng chơi tranh dân gian đang dần quay trở lại, trong đó rất nhiều người quan tâm, hứng thú với các tác phẩm của dòng tranh Đông Hồ. Để hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của dòng tranh dân gian này nhiều bạn trẻ đã tìm về Đông Hồ, trực tiếp gặp gỡ những nghệ nhân đã dành cả cuộc đời để gìn giữ, hồi sinh, phát triển dòng tranh độc đáo của dân tộc.