Làng bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng đất Hà Thành
Làng Tranh Khúc nằm bên bờ sông Hồng thơ mộng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì.
Mỗi dịp Tết đến làng bánh chưng Tranh Khúc lại vào mùa, cả làng cùng tất bật chọn lá dong, gạo nếp trắng thơm và đỗ vàng, thịt để làm bánh chưng.
Nghề làm bánh chưng ở Tranh Khúc mang tính gia truyền, người thôn khác rất khó học làm một cách dễ dàng. Những người gói bánh chuyên nghiệp ở Tranh Khúc không cần dùng khuôn mà mỗi tiếng gói được 80 chiếc, vuông đều chằn chặn.
Người dân nơi đây chia sẻ: "làng này nổi tiếng nhất về sản xuất bánh chưng vẫn là nhà chị Nguyễn Thị Minh. Dịp giáp tết là cơ sở của chị Minh làm ra từ 500 – 1000 chiếc bánh chưng mỗi ngày cung cấp cho thị trường cả nước".
Thăm cơ sở sản xuất nhà chị Minh những ngày cuối năm, chưa hẳn vào vụ nhưng cũng đủ thấy không khí nơi đây đầy ắp hương vị Tết. Chị Minh chia sẻ, bánh chưng được gói và bán quanh năm nên xưởng nhà chị lúc nào cũng nhộn nhịp. Số lượng bánh được bán chủ yếu vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng. Còn vào những dịp tết lê đến khoảng vài trăm đến cả nghìn chiếc bánh.
Được hỏi bánh chưng ngon bởi đâu, chị Minh chia sẻ: "Bánh chưng Tranh Khúc ngon bởi hương vị, bánh dền, đỗ bùi, nếp dẻo hòa quyện với vị béo ngậy của thịt ba chỉ ướp hạt tiêu, và khâu chọn nguyên liệu làm bánh không kém phần quan trọng".
Công đoạn chuẩn bị lá dong thường được người dân Tranh Khúc chuẩn bị rửa sạch, lau khô, cắt sống để khi gói bánh sẽ vuông, đẹp và lá không bị gãy. Song song với việc rửa lá là việc chuẩn bị gạo nếp, đổ đỗ xanh và thái thịt để làm bánh.
Gạo nếp làm bánh chưng Tranh Khúc được lấy từ Hải Hậu nên rất thơm, ngon. Gạo được vo sơ với nước, sau đó để khô. Thịt lợn làm bánh là thịt nạc mông, thịt ba chỉ sẽ được rửa sạch, sau đó cắt nhỏ. Còn nhân đỗ xanh sau khi nấu nhuyễn sẽ được nặn thành những bánh kẹp thịt lợn ở bên trong.
Hiện nay, làng Tranh Khúc còn 215 hộ gia đình vẫn làm nghề gói bánh chưng truyền thống. Vào vụ Tết, mỗi ngày một cơ sở làm bánh chưng ở Tranh Khúc sản xuất từ 100 – 500 chiếc bánh chưng. Những chiếc bánh chưng Tranh Khúc dẻo, thơm ngon không chỉ được người dân Hà Nội ưa chuộng, mà còn được người dân nhiều nơi biết tiếng, góp phần làm phong phú thêm danh sách món ngon đất Hà thành.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.
15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.
UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
0