Những lưu ý giúp phái đẹp tuổi trung niên sống khỏe
Tập thể dục thường xuyên và bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp tích cực giúp phái nữ tuổi trung niên cải thiện sức khỏe và tinh thần. Ở độ tuổi này, phụ nữ nên vận động để duy trì sức khỏe xương khớp, cơ bắp, trái tim, não bộ. Điều này có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, giúp tinh thần thư thái.
Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ
Người trung niên và người cao tuổi nên lựa chọn các bài tập thể dục cường độ thấp phù hợp với mình như đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, yoga... tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân và khuyến cáo của bác sĩ.
Những bài tập này có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch, hệ hô hấp, tăng cường sức bền cơ bắp, đồng thời ngừa chứng tăng hoặc giảm huyết áp, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch.
Kiểm soát tần suất và thời gian tập luyện
Người trung niên và người cao tuổi nên tập thể dục 3-5 lần một tuần, thời gian cho mỗi bài tập nên được kiểm soát trong khoảng 30-60 phút. Tập thể dục quá mức có thể dễ dàng dẫn đến mệt mỏi về thể chất và hao mòn khớp. Ngược lai, tập thể dục không đủ sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Lắng nghe cơ thể
Cơ thể giảm dẻo dai khi số tuổi càng tăng. Do đó, khi tập luyện, phái nữ nên theo dõi các dấu hiệu cảnh báo như các cơn đau thường gặp phải, để điều chỉnh cường độ vận động. Lắng nghe cơ thể mình là cách tốt nhất để tự điều chỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Ở mọi độ tuổi, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Sau 50 tuổi, quá trình trao đổi chất có xu hướng chậm lại, phụ nữ nên tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn kiêng khắc nghiệt cũng như tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường hay chất béo bão hòa - những thứ góp phần làm tăng cân, gây viêm nhiễm hoặc tăng các bệnh mạn tính.
Bữa ăn giàu chất dinh dưỡng với trái cây, rau, protein nạc và chất béo lành mạnh (như cá hồi, bơ, dầu ô liu) là rất cần thiết. Chị em nên uống đủ nước, định kỳ trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể.
Tập trung vào chất lượng giấc ngủ
Ngoài tuổi 40, giấc ngủ chập chờn, kém, dễ thức giấc giữa đêm đã bắt đầu xuất hiện. Cho đến khi sang tuổi 50, giấc ngủ của không ít phụ nữ trở nên tồi tệ hơn. Nhiều chị em khó vào giấc và phải sử dụng đến thuốc ngủ… Việc lạm dụng thuốc rất dễ đem đến một số tác hại không mong muốn.
Tốt nhất, bạn hãy lên kế hoạch giấc ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/1 ngày. Để cải thiện giấc ngủ nhanh hơn, giấc ngủ sâu có thể áp dụng các bài tập giãn cơ, thiền, yoga,... hay massage trị liệu.
Lo âu, suy nghĩ nhiều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong giai đoạn nhạy cảm sau tuổi 50. Bởi vậy, hãy giữ cho mình một tinh thần lạc qua, đầy cảm hứng mỗi ngày. Hãy tự tạo niềm vui cho bản thân bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ người trung niên hay đôi khi là làm vườn, chăm sóc nhà cửa, thay vì xem tivi và lướt điện thoại quá nhiều.
Tổng hợp
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.
Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
0