Phạm Bình Chương, người tìm 'hồn phố' qua những nét vẽ
Triển lãm giới thiệu những bức tranh vẽ về phố phường Hà Nội, giúp người xem cảm nhận rõ hơn "hồn phố" ở những mảng màu lớn và ở cả những chi tiết mang tính biểu tượng.
Là họa sĩ từng vẽ trừu tượng, biểu hiện nhưng rồi họa sĩ Phạm Bình Chương quyết định kiên định với hội họa "hiện thực tân cổ điển". Đây cũng chính là phong cách khiến anh cảm nhận và thể hiện được hồn phố Hà Nội một cách thuyết phục nhất.
Trải qua nhiều thăng trầm, ở Hà Nội không có điều gì mất đi hoàn toàn mà đều có sự tồn tại đan xen. Đây chính là sức hấp dẫn lớn nhất đối với họa sĩ Phạm Bình Chương và đã được anh phản ánh chân thực lại bằng con đường hội họa tân cổ điển.
Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận - đó cũng là thông điệp của triển lãm "Xuống phố" lần thứ tư của họa sĩ Phạm Bình Chương. Điểm mới của bộ tranh lần này là tác giả đã khai thác những bút tích lưu lại của những thế hệ tiếp nối trong quá trình vận động của đời sống phố phường. Những bức tranh góc phố, ngôi nhà còn mang dáng dấp đô thị thời Pháp thuộc sẽ được bày cùng với tranh vẽ đô thị mớ như một sự lưu lại những khoảnh khắc chuyển dịch, giao thời.
Là cha đẻ của hơn 200 bức tranh vẽ về Hà Nội và được công chúng gọi với cái tên thân thương "người miệt mài kể chuyển phố", Triển lãm lần này cũng đánh dấu mốc kỷ niệm 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương dấn thân vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh "Xuống phố" chỉ vẽ về Hà Nội.
Triển lãm "Xuống phố 4" mở cửa từ ngày 1 đến 7/11/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
0