Sống trong ngõ hẹp
Dọc các tuyến phố như Hàng Buồm, Hàng Chiếu, Hàng Đường, Ngõ Gạch, Lò Sũ... là những con ngõ siêu nhỏ, ngay phía sau các hàng quán sáng choang, lộng lẫy ánh đèn. Ngõ được biết đến như một “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.
Theo thống kê, quận Hoàn Kiếm có hơn 1.000 con ngõ, ngách nhỏ, hầu hết đều rất hẹp, chỉ vừa đủ một người đi, quanh năm không có ánh nắng mặt trời. Những căn nhà trong ngõ thường có diện tích khoảng 15-20 m2.
Những con ngõ nhỏ sâu hun hút trên phố cổ Hà Nội được hình thành từ hàng trăm năm nay. Đặc trưng của những con ngõ là thường chỉ rộng khoảng 70cm nhưng lại có thể sâu đến hàng chục mét. Sâu bên trong con ngõ ngoắt nghéo, nhỏ bé đến vậy lại tồn tại cả những khu dân cư sinh sống từ đời này sang đời khác.
Tại đây, có hàng nghìn người đang ngày ngày sống chung với bóng tối, với ẩm ướt trong những căn nhà siêu nhỏ. Vì chật chội, các ngôi nhà trong ngõ rất nhỏ và người dân thường phải chia sẻ từng khoảng trống để lấy chỗ sinh hoạt như giặt giũ, nấu ăn…
Chật hẹp, thiếu thốn là vậy, nhưng người Hà Nội cũng đã quen với nếp sinh hoạt này. Nhiều người đã gắn bó vài chục năm nay với phố cổ, cả đại gia đình gồm 3-4 thế hệ cùng sống trong căn phòng chỉ 14-15m2.
Nói người phố cổ quen với cuộc sống ấy cũng không hẳn, chẳng qua họ không có lựa chọn nào khác...
Dù ngõ nhỏ, hẹp, nhưng nhiều hộ dân sinh sống ở đây vẫn tận dụng tối đa khoảng không trước ngõ để kinh doanh, buôn bán.
Những ngôi nhà trong các con ngõ nhỏ ở phố cổ không đủ các điều kiện sống an toàn cơ bản, rất nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Những căn nhà này còn không đảm bảo an toàn cháy nổ. Nhà trong phố cổ hầu hết có tuổi đời cao, hệ thống điện cũ kĩ và gần như không có bất cứ hệ thống thoát hiểm đạt tiêu chuẩn cũng như hệ thống phòng cháy đồng bộ.
Quyên Phan
Theo dòng hồi ức về một thời xưa cũ, tìm về vùng ánh sáng của những chiếc đèn dầu một thuở đã gắn liền cùng nếp sống sinh hoạt và văn hóa của bà con. Điện xưa rất yếu, ban ngày gần như không có điện, ngoài đường rất tối, không sáng như ngày nay, trong nhà lúc nào cũng phải có chiếc đèn dầu.
Với khán giả của Hà Nội thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, Tuyết Nhung là cái tên không hề xa lạ. Trong ký ức của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, căn bếp của gia đình khi bà con nhỏ ngoài một bóng đèn dây tóc leo lét chỉ đủ soi sáng để gia đình dọn mâm bát, còn lại không có bất cứ đồ dùng nào chạy bằng điện.
Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.
Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!
Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt.
Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.
0