Cà phê Giảng - mùi nhớ, vị thương
Nhắc đến cà phê trứng ta nghĩ ngay đến Giảng, đến thủ đô yên bình. Và khi đặt chân đến Hà thành dạo quanh phố cổ trầm mặc, ta chẳng thể bỏ qua thức uống hữu xạ tự nhiên hương này.
Ly cà phê trứng nóng làm nao lòng lữ khách ngay điểm chạm mơn man đầu lưỡi khiến trái tim vấn vương, thổn thức. Nhấp mùi béo ngầy ngậy của lớp sữa kem trứng vàng mịn hòa quyện trong mùi thơm khen khét của cà phê rang mà không quá đắng. Khẽ rê đầu lưỡi đẩy hương nồng, vị ngậy lên khoang miệng mà nhẩn nha trong không gian vương vất vạt nắng hao gầy chiếu qua tán cây cổ thụ đang cố gắng xua tan chút nồm ẩm còn sót lại của dư vị mùa xuân trên phố Nguyễn Hữu Huân. Du dương trong bản tình ca Phú Quang. Thì tất thảy Hà Nội tan chảy cùng ly cà phê...
Thức quà mỹ vị tưởng chừng đơn sơ mà kỳ công quá đỗi được thưởng thức trong tiết trời Hà Nội nắng hạ chưa tới mà gió xuân còn vương vít, hẳn sẽ khiến những vị khách thêm bền lòng tri âm, tri kỷ.
Tôi đã từng thử cà phê trứng ở nhiều nơi, nhưng không đâu cho tôi cảm giác xao xuyến, tròn vị như khi đến với cà phê Giảng. Nếu như Cappuccino là niềm tự hào của người dân nước Ý thì cà phê trứng Giảng là hương vị hoàn hảo chinh phục vị giác du khách phương xa, là tinh hoa văn hóa rất Hà Nội, đượm nồng Việt Nam.
Hà Nội đâu chỉ có 36 phố phường. Đôi khi ta thương nhớ hương vị Hà thành chính từ ly cà phê Giảng trong con phố nhỏ. Hà Nội có những kỷ niệm không phai làm trái tim ta trở nên non trẻ thổn thức như lúc ban đầu. Hà Nội thương một đời đâu phải tạm thương như lời thơ mà Chế Lan Viên đã từng chắp bút khi lạc bước vào ngõ nhỏ Hà Nội:
"Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương.
Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm.
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm.
Thương một đời đâu phải Tạm thương…"
Vũ Tặng
Theo dòng hồi ức về một thời xưa cũ, tìm về vùng ánh sáng của những chiếc đèn dầu một thuở đã gắn liền cùng nếp sống sinh hoạt và văn hóa của bà con. Điện xưa rất yếu, ban ngày gần như không có điện, ngoài đường rất tối, không sáng như ngày nay, trong nhà lúc nào cũng phải có chiếc đèn dầu.
Với khán giả của Hà Nội thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, Tuyết Nhung là cái tên không hề xa lạ. Trong ký ức của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, căn bếp của gia đình khi bà con nhỏ ngoài một bóng đèn dây tóc leo lét chỉ đủ soi sáng để gia đình dọn mâm bát, còn lại không có bất cứ đồ dùng nào chạy bằng điện.
Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.
Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!
Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt.
Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.
0