Tác động của xung đột tại Sudan vượt ra ngoài biên giới

Sudan nằm ở vị trí chiến lược trên sông Nile và Biển Đỏ, với nguồn tài nguyên khoáng sản và tiềm năng nông nghiệp rộng lớn. Do đó, giao tranh ở Sudan không chỉ đẩy quốc gia châu Phi này tiến sát tới bờ vực sụp đổ, mà còn được dự báo có thể gây ra những hậu quả vượt ra ngoài biên giới. Thậm chí, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang tại Sudan có thể "nhấn chìm toàn bộ khu vực".

Những lo lắng đang gia tăng giữa các nước láng giềng của Sudan khi cuộc giao tranh tiếp diễn. Nam Sudan, Cộng hòa Chad và Ai Cập đều phụ thuộc vào sự ổn định ở Sudan, vì lý do kinh tế, nhân đạo và an ninh.

Theo các nhà phân tích, tất cả các quốc gia kể trên đều phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Sudan, đặc biệt là Nam Sudan- quốc gia đã tuyên bố độc lập năm 2011. Nam Sudan phụ thuộc vào ngoại tệ từ việc bán dầu thô, chiếm khoảng 95% ngân sách. Dầu sản xuất ở Nam Sudan được vận chuyển bằng đường ống đến cảng của Sudan bên Biển Đỏ rồi đến thị trường quốc tế. Do đó, xung đột vũ trang ở Sudan đã làm gián đoạn các tuyến đường hậu cần đến Nam Sudan, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu ở nước này. 

Với Cộng hòa Chad, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tăng do xung đột ở Sudan. Quân đội Chad mới đây báo cáo rằng họ đã tước vũ khí của 320 chiến binh bán quân sự từ Sudan vượt qua biên giới. Trong khi đó, dòng người tị nạn từ các khu vực giao tranh ở phía Tây Sudan nối tiếp nhau đến Chad, bất chấp thực tế là biên giới dài 1.500 km với Sudan đã bị đóng cửa.

Ai Cập cũng có mối quan hệ lịch sử lâu dài và gắn bó với Sudan, kể cả về chính trị, thương mại và văn hóa. Ai Cập, Sudan và Ethiopia cùng chia sẻ nguồn nước sông Nile. Tuy nhiên, việc Ethiopia xây một con đập lớn ở thượng nguồn, đã khiến Khartoum và Cairo xích lại gần nhau để đảm bảo nguồn cung cấp nước. Do đó, bất kỳ căng thẳng nào trong quan hệ song phương đều có thể làm gián đoạn nỗ lực của họ nhằm đạt được một thỏa thuận.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia Ả-rập vùng Vịnh và phương Tây đều để ý đến vùng Sừng châu Phi, trong đó có Sudan để mở rộng ảnh hưởng khu vực. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đánh giá cao tiềm năng nông nghiệp của Sudan, có thể giúp Abu Dhabi giảm bớt nỗi lo về lương thực thực phẩm. UAE cùng với Ả Rập Xê-út đầu tư và viện trợ 3 tỷ đô la Mỹ kích thích phát triển kinh tế của Sudan 

Nga từ lâu đã ấp ủ kế hoạch xây một căn cứ hải quân đủ chỗ cho 300 quân và 4 tàu ở cảng Sudan, một tuyến thương mại quan trọng trên Biển Đỏ để đưa năng lượng sang châu Âu. Còn các nước phương Tây – bên cạnh việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ ở Sudan- đã và đang tăng cường các khoản đầu tư ở quốc gia có diện tích lớn thứ 3 châu Phi này để cạnh tranh ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc.

Do đó, theo các chuyên gia, hiện rất nhiều bên đang nỗ lực thúc đẩy trở thành trung gian hòa giải về xung đột ở Sudan, bao gồm Mỹ, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Ai Cập, các quốc gia vùng Vịnh, Liên minh châu Phi và khối 8 quốc gia phía Đông châu Phi (IGAD). Những khó khăn kinh tế của Sudan được cho là sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia bên ngoài sử dụng đòn trừng phạt kinh tế để gây sức ép hai bên xuống nước. Tuy nhiên, giải pháp này không được đánh giá cao, khi ở Sudan cũng như những nước châu Phi giàu tài nguyên khác, các nhóm vũ trang từ lâu đã tích luỹ tài sản nhờ âm thầm bán khoáng sản quý và các tài nguyên thiên nhiên khác. Ngoài ra, điều này có thể khiến bất kỳ nỗ lực hòa bình nào trở nên phức tạp hơn bản thân cuộc chiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.

Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.

Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.

Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.

Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.