Nỗ lực hồi sinh tranh đỏ Kim Hoàng

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Tranh Kim Hoàng là tên gọi của một dòng tranh dân gian xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khi mới bắt đầu hình thành, tranh dân gian Kim Hoàng nhanh chóng trở thành một sản phẩm ưa chuộng phục vụ nhu cầu chơi tranh Tết của đất Kinh kì.

Tranh Kim Hoàng là tên gọi của một dòng tranh dân gian xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Nhắc đến tranh Tết, người ta thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Ít ai biết, Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng xứ Kinh Kỳ xưa mỗi dịp Tết đến xuân về. Song, khác với hai dòng Đông Hồ và Hàng Trống, dù mai một ít nhiều thì vẫn có nghệ nhân theo nghề, biết nghề, tranh Kim Hoàng đã có đến hơn 7 thập kỷ biến mất hoàn toàn.

Kim Hoàng là một dòng tranh nổi tiếng xứ Kinh Kỳ xưa mỗi dịp Tết đến xuân về. 

Giống tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng là dòng tranh dành cho giới bình dân, thể hiện những chủ đề quen thuộc với người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê…

Trên góc tranh Kim Hoàng còn có thơ đề và bùa trấn tà ma, điều mà tranh Hàng Trống và tranh Đồng Hồ không có, nhờ vậy mà phục vụ đa dạng hơn nhu cầu của người dân, từ trang hoàng nhà cửa đầu năm mới, cầu phúc lộc may mắn đến trấn trạch, xua đuổi tà ma.

Tranh Kim Hoàng là dòng tranh dành cho giới bình dân, thể hiện những chủ đề quen thuộc với người dân nông thôn.

Đầu thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi cả làng bị ngập, nhiều ván in tranh vì thế bị nước lũ cuốn trôi. Sau trận lụt đó, nghề làm tranh dần mai một, đến năm 1945 thì cả làng Kim Hoàng không còn ai làm tranh.

Những tưởng số phận dòng tranh Kim Hoàng sẽ bị xóa sổ dưới lớp bụi thời gian. Tuy nhiên vào năm 2015, với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội, cùng các nghệ nhân cao tuổi trong làng, dòng tranh Kim Hoàng đã và đang hồi sinh từng ngày. Hiện tại làng Kim Hoàng chỉ có một người kế thừa duy nhất, đó là anh Đào Đình Chung (sinh năm 1978), một người con của làng.

Hiện tại làng Kim Hoàng chỉ có một người kế thừa duy nhất, đó là anh Đào Đình Chung (sinh năm 1978), một người con của làng.

Theo lời anh Chung kể, từ nhỏ đã nghe các cụ trong làng nói nhiều về dòng tranh cổ Kim Hoàng đã bị thất truyền. Không muốn một di sản quý giá của làng bị mất đi, bản thân anh muốn góp sức làm sống lại dòng tranh quê hương, đưa văn hoá làng mình hồi sinh trở lại. May mắn gặp được nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, anh Chung được hỗ trợ học tập, tìm hiểu, nghiên cứu. 

Không muốn một di sản quý giá của làng bị mất đi, anh Chung đã học tập, tìm hiểu, nghiên cứu làm sống lại dòng tranh quê hương.

Anh Chung cho biết, tranh Kim Hoàng có khá nhiều điểm tương đồng với dòng tranh dân gian Đông Hồ ở vùng Kinh Bắc. Tuy vậy, nó cũng có những đặc điểm thú vị riêng. Chất liệu làm nên tranh Kim Hoàng không phải là giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy gió của tranh Hàng Trống mà là chất liệu giấy đỏ hoặc giấy hồng. Vì thế mà tranh Kim Hoàng còn gọi là tranh đỏ.

Chất liệu làm nên tranh Kim Hoàng là giấy đỏ hoặc giấy hồng.

Nếu như trong tranh Đông Hồ, mỗi bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ, mỗi bản khắc lại tương ứng với một màu và một lượt in thì đối với tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ dùng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi từ đó mà tự do chấm phá màu sắc lên bức tranh theo cảm xúc và ngẫu hứng cá nhân của mình. Bởi vậy mà mỗi bức tranh là một phong thái riêng chứa đựng sự phóng khoáng và nét tài hoa riêng của mỗi nghệ nhân mặc dù chúng cùng in ra từ một bản khắc.

Đối với tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ dùng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi từ đó mà tự do chấm phá màu sắc lên bức tranh.

Tâm huyết và nặng lòng với dòng tranh quý của làng là vậy. Thế nhưng, nghệ nhân Đào Đình Chung vẫn luôn đau đáu, rằng để hồi sinh được tranh Kim Hoàng về thời kỳ hưng thịnh, nhất thiết cần đến sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ kế cận. Đây được xem là yếu tố quyết định trong toàn bộ quá trình phục dựng dòng tranh quý.

Nghệ nhân Đào Đình Chung truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.