Đón Tết an lành nhờ 3 bí quyết phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm việc sử dụng những loại thức ăn kém chất lượng, hay ngộ độc do khâu chọn mua, chế biến, bảo quản thực phẩm… không được thực hiện kĩ càng.
Chúng ta thường có thói quen tích trữ nhiều loại thức ăn trong những ngày Tết để thuận tiện cho việc tiếp đãi khách hay sử dụng cho gia đình. Nếu không bảo quản và chế biến đúng cách và an toàn, sự lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, Tết cũng là dịp để các loại thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái có cơ hội tung ra thị trường, len lỏi vào mâm cơm của mỗi nhà. Nhiều sản phẩm không nhãn mác nên không thể đảm bảo được sự an toàn của các thành phần, nguyên liệu chế biến. Một số cơ sở sản xuất còn lạm dụng phẩm màu, hóa chất để có sản phẩm bắt mắt nhưng độc hại, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Những bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm dưới đây tuy vô cùng đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Chỉ cần tuân thủ các biện pháp sau, cả gia đình bạn sẽ có thể yên tâm đón Tết.
1. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Tất cả các thực phẩm nên cho vào túi được buộc kín miệng hoặc hộp có nắp đậy kín. Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín, không để chúng quá gần nhau trong tủ lạnh để tránh bị nhiễm khuẩn chéo.

Thực phẩm phải được bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch, sơ chế đúng cách ngay sau khi mua về. Nếu không thể dùng hết trong một lần, bạn nên chia thực phẩm thành nhiều phần nhỏ, đủ cho một bữa ăn và bảo quản ở ngăn đông. Điều này nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn khi thường xuyên lấy thức ăn ra khỏi tủ lạnh để rã đông. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, cho vào hộp hoặc túi riêng.
Không để thức ăn đã được chế biến quá 2 tiếng để tránh nhiễm khuẩn. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh.
Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy đây cũng là nơi mà bạn cần phải vệ sinh thường xuyên. Dọn tủ lạnh mỗi tuần, loại bỏ các thức ăn dư thừa vì đây chính là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. Bên cạnh đó, quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh cũng khiến nhiệt độ không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng.
2. Giữ vệ sinh khi nấu nướng
Bạn cần rửa tay sạch trước khi nấu ăn, chế biến thực phẩm và trước khi ăn.
Khu vực chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo sạch sẽ, không nên gần hệ thống nước thải hay khu vực nhà vệ sinh.
Nên thường xuyên vệ sinh nhà bếp vì đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Tuyệt đối không để thớt và dao dùng cắt đồ sống lẫn lộn với loại để cắt đồ chín. Đối với các dụng cụ bếp khác, sau khi dùng để chế biến thực phẩm sống, bạn cần phải rửa thật sạch chúng rồi mới chuyển sang sử dụng cho các thức ăn đã chín.
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng, đúng cách trước khi chế biến.
3. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng
Bạn nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất, hãy lựa chọn các thực phẩm đã được các cơ quan chức năng kiểm dịch.

Khi mua thịt heo hoặc thịt bò: Bạn nên chọn những phần thịt có màu sắc hồng hào, đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường. Thịt khô ráo, có độ săn chắc, đàn hồi cao, ấn tay vào thấy thịt mềm và không bị lõm. Tránh mua thịt có màng ngoài bị nhớt, có mùi lạ, mùi ôi thiu, có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen.
Với gia cầm: Chọn thịt có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi. Gia cầm sống phải khỏe mạnh và được kiểm dịch. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm. Gia cầm bệnh mắt có màu đục, nhắm nghiền.
Để chọn được cá tươi ngon: Bạn hãy lựa những con cá có mắt trong, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Cá còn tươi thì vảy cá sẽ không bị rời. Đối với cá da trơn, cần chọn cá có da sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn. Khi cắt cá làm nhiều khúc, thịt cá có sắc xanh, săn chắc, không bị nát thịt, thịt cá dính liền với xương chứng tỏ cá vẫn còn tươi.
Rau, củ, quả ngon: Không héo úa, giập nát hay có mùi lạ, có hình dạng hay màu sắc bất thường. Hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh, không bị héo và mục.
Thực phẩm chế biến sẵn: như mứt Tết, lạp xưởng, các loại giò, chả… bạn nên chọn những sản phẩm có nhãn mác, nhà sản xuất uy tín, còn hạn sử dụng. Phần bao bì, hộp đựng còn nguyên vẹn, không bị rách, móp méo, phồng hay rỉ sét…
Các bà nội trợ hiện đại, những người luôn ưu tiên dinh dưỡng nhưng không có nhiều thời gian nấu nướng thường lựa chọn những sản phẩm tiện lợi cho con và cả gia đình. Nắm bắt được xu hướng đó, Tập đoàn TH đã ra mắt bộ sản phẩm thực phẩm chế biến TH true FOOD và dần trở nên quen thuộc với hàng triệu căn bếp Việt.
Viện Y Học Ứng Dụng Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của Vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.
Đề xuất sớm ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường là thông tin được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Dinh dưỡng người Việt” lần II với chủ đề “Dinh dưỡng học đường”.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.
Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.
0