Tác dụng của chất sắt đối với da, tóc và móng tay của cô gái tuổi dậy thì
Chất sắt và sức khỏe làn da
Khi trẻ tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt hoặc các chất bổ sung sắt, các tế bào sẽ hấp thụ vi chất này thông qua đường tiêu hóa. Sau đó, sắt được giải phóng vào máu, gắn vào protein và được vận chuyển đến gan. Sắt là yếu tố cần thiết để tạo ra huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu và tủy xương. Toàn bộ quá trình này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như bề mặt làn da của trẻ.
Thiếu sắt khiến da trở nên nhợt nhạt, vàng, sạm, xỉn màu và thiếu sức sống. Da xanh xao ở những trẻ bị thiếu sắt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới. Điều này gây ra tâm lý bất an và tự ti về ngoại hình ở các cô bé tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, còn có một tình trạng da khác liên quan đến vấn đề thiếu hụt sắt là xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.

Vai trò của chất sắt đối với sự phát triển của mái tóc
Nếu không có đủ chất sắt trong chế độ ăn, tóc của các bé gái tuổi dậy thì có thể bị khô, thiếu độ bóng, thậm chí bị rụng tóc. Các vấn đề này thường có liên quan đến sự thiếu hụt ferritin – một loại protein cần thiết cho quá trình dự trữ và giải phóng sắt. Nồng độ ferritin thấp đồng nghĩa với việc trẻ đang bị thiếu sắt.
Dù có thể gây ra một số tình trạng nghiêm trọng, nhưng nồng độ ferritin thấp dễ dàng được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt.
Bên cạnh đó, có một khoáng chất khác cũng quan trọng đối với mái tóc không kém sắt là kẽm. Một số nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt và kẽm là thịt đỏ nạc, đậu lăng và đậu nành. Ngoài ra, uống thuốc sắt đúng cách cũng là một cách đơn giản để cải thiện độ bóng khỏe của mái tóc.
Chất sắt và sự chắc khỏe của móng tay
Ngoài việc duy trì các chức năng của cơ thể như sản xuất huyết sắc tố, cung cấp oxy đến các cơ quan, sắt còn là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự chắc khỏe của móng tay.

Móng tay được cấu tạo gồm nhiều lớp keratin – một loại protein cứng dạng sợi bảo vệ cho các mô mềm bên trong được an toàn. Khi cơ thể bé gái tuổi dậy thì không hấp thụ đủ chất sắt, lượng huyết sắc tố sẽ bị thiếu hụt, móng tay không có đủ oxy để duy trì trạng thái khỏe mạnh bình thường. Khi đó, móng tay trẻ sẽ giòn, khô, dễ bị gãy, có thể gây đau, trông khó coi và cản trở khả năng làm việc.
Mẹo để có làn da, mái tóc và móng tay khỏe mạnh ở tuổi dậy thì
Vai trò của sắt đối với da, tóc và móng tay của bé gái tuổi dậy thì là rất quan trọng. Vậy ăn gì để da hồng hào, tóc bóng mượt và móng tay chắc khỏe? Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn và con có được vẻ ngoài luôn tươi trẻ, tràn đầy năng lượng và sức sống:
Tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt, protein và kẽm
Bé gái tuổi dậy thì cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, protein và kẽm vào chế độ ăn hàng ngày, bao gồm: thịt heo, thịt bò, thịt gà, các loại hạt, các loại đậu (đậu đỏ, đậu que, đậu nành, đậu Hà Lan), hải sản…
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường bột
Bé gái tuổi dậy thì cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường bột như bánh mì, mì ống, nước ngọt, kẹo…
Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ giúp bé gái tuổi dậy thì có một làn da mượt mà và mái tóc óng ả. Thêm vào đó, nước còn có tác dụng đào thải độc tố, giảm các nguy cơ mụn trứng cá và các vấn đề về da khác.
Ăn và uống gì để da hồng hào
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên và điều độ không những giúp trẻ giảm căng thẳng, có được vóc dáng cân đối mà còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe của da, tóc và móng tay.
Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay
Các tác nhân như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và hóa chất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bé gái tuổi dậy thì. Do đó, bạn nên giáo dục con để trẻ chủ động tránh xa các yếu tố có hại này.
Các bà nội trợ hiện đại, những người luôn ưu tiên dinh dưỡng nhưng không có nhiều thời gian nấu nướng thường lựa chọn những sản phẩm tiện lợi cho con và cả gia đình. Nắm bắt được xu hướng đó, Tập đoàn TH đã ra mắt bộ sản phẩm thực phẩm chế biến TH true FOOD và dần trở nên quen thuộc với hàng triệu căn bếp Việt.
Viện Y Học Ứng Dụng Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của Vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.
Đề xuất sớm ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường là thông tin được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Dinh dưỡng người Việt” lần II với chủ đề “Dinh dưỡng học đường”.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.
Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.
0