Made in China 2025: tham vọng trở thành cường quốc chế tạo
Chiến lược công nghiệp quốc gia "Made in China 2025"
Trung Quốc ngày nay đang đạt được những tiến bộ lớn về khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Để có được những thành tựu ấy là nhờ có đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ nước này.
Trong đó, giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến chiến lược công nghiệp quốc gia "Made in China 2025” hay còn gọi là chiến lược "Trung Quốc chế tạo 2025” ra đời năm 2015.
Là một chiến lược mới về phát triển công nghiệp công nghệ cao, "Made in China 2025" được coi là một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phiên bản Trung Quốc. Thông qua chiến lược này, Trung Quốc kỳ vọng trở thành một cường quốc chế tạo hàng đầu của thế giới, tự sản xuất được các thiết bị công nghệ cốt lõi của các lĩnh vực quan trọng, tạo ra những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới.
Thuật ngữ “Made in China 2025” (gọi tắt là MIC25) được cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra trong bản báo cáo công tác chính phủ năm 2015.
Cụ thể, tháng 5/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố "Made in China 2025" là sáng kiến quốc gia từ năm 2015 đến 2025, tạo dựng nền tảng quan trọng cho các tham vọng lớn hơn vào các mốc thời gian năm 2035 và 2049.
Lý do cấp thiết mà Trung Quốc đưa ra MIC25 là do sự thay đổi của bối cảnh kinh tế – công nghệ quốc tế và những hạn chế về sức cạnh tranh của ngành công nghiệp nước này. "Made in China 2025" là kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm phát triển ngành sản xuất công nghệ cao, hiện đại hóa các ngành công nghiệp truyền thống để trở thành cường quốc sản xuất hàng đầu thế giới.
Đầu tiên, "Made in China 2025" xác định 9 nhiệm vụ ưu tiên để phát triển công nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 2015 - 2025. Bao gồm đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao nền tảng công nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển thương hiệu, công nghiệp xanh, đột phá trong 10 ngành then chốt, tái cơ cấu, phát triển dịch vụ liên quan đến công nghiệp, quốc tế hóa sản xuất.
Tiếp theo, chiến lược tập trung vào 5 dự án then chốt: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển trên khắp Trung Quốc (40 trung tâm sẽ được xây dựng vào năm 2025); Phát triển dự án cao cấp trên tất cả các ngành công nghiệp trọng điểm; Sản xuất bền vững và thực tiễn sản xuất xanh hàng đầu thế giới; Sản xuất thông minh bao gồm robot và số hóa; Sản xuất vật liệu mới ít phụ thuộc hơn.
Ngoài ra, "Made in China 2025" đặt ra nguyên tắc sản xuất là đổi mới sáng tạo phải định hướng phát triển nền công nghiệp, ưu tiên chất lượng hơn số lượng, đảm bảo phát triển xanh, tối ưu hóa cơ cấu ngành, nuôi dưỡng tài năng nhân lực. Chiến lược này chủ trương cải thiện vị trí của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, đến năm 2025 sẽ tiến gần tới việc trở thành quốc gia thu nhập cao.
Mục tiêu của chiến lược "Made in China 2025"
“Made in China 2025” là chiến lược tham vọng nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường công nghiệp hàng đầu thế giới. Chiến lược đòi hỏi Trung Quốc phải đổi mới công nghệ, hiện đại hóa các ngành sản xuất, tránh rơi vào tình trạng lạc hậu.
Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhất là từ sau cải cách, mở cửa, ngành công nghiệp, sản xuất nước này đã phát triển nhanh chóng.
“Made in China 2025” là kế hoạch hành động 10 năm đầu tiên, đặt nền móng để Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành cường quốc sản xuất vào năm 2049. Đây là cột mốc kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949 - 2049).
Kế hoạch tổng thể của chiến lược "Made in China 2025" chia làm ba giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1 (từ 2015 - 2025): Trung Quốc lọt vào nhóm các nước chế tạo, sản xuất tiên tiến.
- Giai đoạn 2 (từ 2026 - 2035): Có mặt trong các quốc gia công nghiệp phát triển.
- Giai đoạn 3 (từ 2036 - 2049): Trở thành cường quốc chế tạo số một thế giới.
Có thể thấy, "Made in China 2025" là chiến lược tạo dựng nền móng cho tham vọng xa hơn - nhân kỷ niệm 100 năm lần thứ hai của quốc gia tỷ dân này, đồng thời đặt nền móng vững chắc để hiện thực hóa giấc mơ Trung Hoa về sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc.
Chiến lược này nhằm giúp Trung Quốc thoát khỏi vai trò cung cấp nhân công và tài nguyên rẻ cho thế giới. Trong nhiều năm qua, dù là công xưởng lớn nhất thế giới, Trung Quốc chỉ đóng vai trò lắp ráp sản phẩm với công nghệ thấp, giá trị gia tăng không cao trong khi lợi nhuận chính thuộc về các tập đoàn đa quốc gia.
Thứ hai, chiến lược này giúp Trung Quốc giải quyết nguy cơ “thoái hoá công nghiệp sớm” hay còn gọi là bẫy thu nhập trung bình.
Nhìn chung, các tham vọng công nghiệp hóa hiện đại hóa của Trung Quốc là rất lớn và "Made in China 2025" chỉ là bước đầu tiên. Để đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi Trung Quốc phải giải quyết triệt để các hạn chế về nguồn lực hiện nay.
Đi trước đối thủ
Lĩnh vực mà Trung Quốc đối mặt khó khăn nhất do ảnh hưởng từ các biện pháp của phương Tây là ngành công nghệ thông tin. Bất chấp thách thức, Trung Quốc đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra về mạch điện tử tích hợp, thiết bị viễn thông, hệ điều hành, phần mềm công nghiệp và sản xuất thông minh.
Các doanh nghiệp Trung Quốc giờ đây có thể sản xuất các sản phẩm giá trị cao như server, CPU, ổ cứng SSD, cáp quang tốc độ cao, hệ điều hành công nghiệp, hệ thống dữ liệu lớn. Một số sản phẩm trong số này đã giành được thị phần tương đối lớn. Trung Quốc cũng có thể sản xuất điện thoại thông minh có tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) mang tính cạnh tranh cao.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố thành tựu mới nhất của mình trên tạp chí uy tín Nature, đó là tấm điện môi sapphire nhân tạo, đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển chip công suất thấp. Xu hưởng các thiết bị điện tử liên tục thu nhỏ kích thước và đòi hỏi hiệu suất cao hơn, cùng với số lượng bóng bán dẫn trong chip ngày càng tăng trong khi kích thước của chúng ngày càng nhỏ hơn, đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu điện môi.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã sản xuất các thiết bị chip công suất thấp bằng vật liệu mới này.
Trong lĩnh vực xe điện, các phương tiện công nghệ cao do Trung Quốc sản xuất đang bắt đầu dành thị phần quốc tế, đưa Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới trong năm 2023.
Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc BYD vừa công bố kế hoạch mở một nhà máy sản xuất ô tô tại Pakistan, và bắt đầu bán ba mẫu xe thông qua quan hệ đối tác với Mega Motors.
BYD là công ty xe điện mới (NEV) quy mô lớn đầu tiên tham gia thị trường Pakistan, mặc dù ở đây còn thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc. BYD cũng có kế hoạch mở ba cửa hàng đại lý và trung tâm trải nghiệm tại Karachi, Lahore và Islamabad, đồng thời cho biết thêm rằng họ có kế hoạch bắt đầu bán hai mẫu SUV và một mẫu xe sedan từ quý IV năm 2024.
Dữ liệu chính thức cho thấy Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong cuộc cách mạng xe điện (EV), với mạng lưới ấn tượng gồm hơn 10 triệu trạm sạc trên khắp cả nước.
Theo Cục Năng lượng Quốc gia, Trung Quốc đã lắp đặt 10,60 triệu trạm sạc EV vào cuối tháng 7. Tính đến nay, tổng cộng đã có 27.200 trạm sạc được xây dựng tại các khu vực dịch vụ xa lộ trên khắp cả nước, về cơ bản bao phủ tất cả các tỉnh trong cả nước.
Trung Quốc ban đầu đã xây dựng một hệ thống dịch vụ sạc và hoán đổi tương đối đầy đủ và vận hành mạng lưới dịch vụ sạc và hoán đổi lớn nhất thế giới. Tổng công suất sạc và hoán đổi đã vượt quá 160 triệu kilowatt, hiện có thể đáp ứng nhu cầu sạc của hơn 24 triệu xe năng lượng mới.
Ông Zou Peng, Liên minh thúc đẩy cơ sở hạ tầng sạc xe điện Trung Quốc.
Xe điện Trung Quốc không chỉ cạnh tranh về giá mà còn có chất lượng công nghệ đi trước một số đối thủ. Từ 10 năm trước, Bắc Kinh đã đặt mục tiêu sản xuất xe điện giá rẻ, tính năng cao là một mục tiêu quốc gia. Ô tô điện thương hiệu Trung Quốc hiện có thể kết nối internet và nhiều tính năng giải trí phong phú.
Chinh phục bầu trời
Lĩnh vực không gian vũ trụ vốn chịu cấm vận nhiều nhất. Thế nhưng, Trung Quốc đã đạt được hầu hết các mục tiêu trong lĩnh vực này, bao gồm thăm dò Sao Hỏa, phát triển hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu, xây dựng một trạm không gian, thăm dò bề mặt che khuất của Mặt Trăng và xây dựng mạng lưới quan sát Trái đất bằng vệ tinh thương mại lớn nhất thế giới.
Một số công ty vũ trụ Trung Quốc cũng có kế hoạch phóng vệ tinh tái chế trong năm nay hoặc năm 2025. Vì vậy, mục tiêu này nhiều khả năng sẽ đạt được đúng thời hạn.
Những năm qua, với những nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ phi hành gia và các nhà nghiên cứu khoa học, ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc đã gặt hái những thành tựu đáng kể, thể hiện qua các cột mốc quan trọng như phát triển vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ có người lái, thăm dò thám hiểm Mặt Trăng và Sao Hỏa.
Trung Quốc đã mở ra nhiều kịch bản ứng dụng mới cho lĩnh vực kinh tế tầm thấp đang phát triển mạnh mẽ của mình, lĩnh vực này đã bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng với quy mô dự kiến đạt 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 279 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2030.
Trong vòng chưa đầy một năm sau khi Hội nghị công tác kinh tế trung ương được tổ chức vào tháng 12 năm 2023 chính thức xác định nền kinh tế tầm thấp là một ngành công nghiệp mới nổi chiến lược, lĩnh vực này đã mở rộng hơn nữa về phạm vi ứng dụng và đạt được nhiều đột phá công nghệ mới.
Thành phố Thâm Quyến, một trung tâm kinh tế ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã ra mắt dịch vụ vận tải liên phương thức tầm thấp cộng với đường sắt đầu tiên của đất nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Hành khách có thể gọi trực thăng chỉ bằng vài cú nhấp chuột nhanh trên điện thoại di động khi bước ra khỏi ga tàu, mất chưa đầy một giờ để đến hầu hết mọi nơi họ muốn đến trong khu vực Quảng Đông - Hồng Kông - Macao rộng lớn. Dịch vụ này cải thiện hiệu quả di chuyển hơn sáu lần so với phương thức vận chuyển thông thường.
Với nền kinh tế tầm thấp đang bùng nổ, nhiều hình thức kinh doanh mới đã xuất hiện, chẳng hạn như du lịch hàng không nội thành, đi lại trong nội thành và tham quan các khu vực danh lam thắng cảnh trong thành phố. Trong nửa đầu năm nay, riêng Thâm Quyến đã thực hiện 12.000 chuyến bay trực thăng có người lái cho nhiều mục đích khác nhau, tăng 20 phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Trong Thế vận hội Paris vừa kết thúc, máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất đã trình diễn một màn trình diễn trên không tuyệt đẹp và rực rỡ trên Tháp Eiffel mang tính biểu tượng, khiến khách du lịch ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu do công nghệ Trung Quốc tạo ra.
Là đại diện cho lực lượng sản xuất chất lượng mới, nền kinh tế tầm thấp không còn chỉ là một phương thức vận chuyển mới mà còn có thể trao quyền rộng rãi cho các ngành công nghiệp. Các kịch bản ứng dụng của nó trở nên đa dạng hơn và trải nghiệm của người dùng liên tục được cải thiện để mọi người tận hưởng chuyến bay dễ chịu hơn.
Ông Li Wenyu - Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc.
Khi kế hoạch “Made in China” được công bố, hầu hết ô tô trên đường phố Trung Quốc đến từ các thương hiệu phương Tây, còn trên bầu trời chỉ có máy bay của nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ hoặc Airbus của châu Âu.
Khi đó, nhiều nhà máy của Trung Quốc không thể hoạt động nếu không có máy móc nhập khẩu. Con chip, hệ điều hành, phần mềm trong máy tính, điện thoại di động chủ yếu do Mỹ phát triển. Nhưng đến nay, Trung Quốc đang dần làm chủ từ bầu trời đến con chip bên trong.
Đến năm 2025, một số mục tiêu của MIC25 về cơ bản sẽ được hoàn thành, nhất là khía cạnh phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên. Các ngành như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, xe điện của Trung Quốc có thể sẽ có được vị thế hàng đầu thế giới. Trung Quốc cũng làm chủ được nhiều công nghệ then chốt, bắt nhịp được xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
Có thể thấy "Made in China 25" đã giúp Trung Quốc đạt được những bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa công nghiệp và nâng cao năng lực công nghệ. Trung Quốc đã làm chủ được nhiều công nghệ then chốt, giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ ngoại nhập. Các ngành công nghiệp ưu tiên như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, xe điện đều có bước phát triển vượt bậc.
"Made in China 25" chỉ mới là bước đầu tiên của Trung Quốc trên hành trình trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu. Các tham vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước này còn rất lớn và đòi hỏi nước này phải có nhiều nỗ lực hơn nữa. Việc Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược "Made in China 25" sẽ có tác động lớn đến kinh tế - chính trị toàn cầu.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
0